Đông trùng hạ thảo Tây Tạng hay nấm đông trùng hạ thảo là một loài rất thú vị. Từ cách chúng ký sinh, tiêu diệt con sâu bướm hay các loại côn trùng khác, cho đến vô số lợi ích với sức khỏe cùng với mức giá đắt đỏ của chúng. Không có gì ngạc nhiên khi bạn tò mò về con đông trùng hạ thảo.
Để giúp bạn hiểu hơn về con đông trùng hạ thảo, chúng tôi đã giải đáp tổng cộng 30 câu hỏi về đông trùng hạ thảo. Khi bạn xem qua các câu hỏi và trả lời này, bạn sẽ tìm hiểu được:
- Tại sao đông trùng hạ thảo Tây Tạng lại đắt như vậy
- Các lợi ích sức khỏe của đông trùng hạ thảo Tây Tạng là gì?
- Tại sao con đông trùng hạ thảo Tây Tạng được gọi là “ Viagra của vùng Himalaya”
- …
Cùng bắt đầu tìm hiểu nào…
Mục lục bài viết:
- 1. Đông trùng hạ thảo là gì?
- 2. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng được hình thành như thế nào?
- 3. Lợi ích sức khỏe của đông trùng hạ thảo Tây Tạng là gì?
- 4. Trong đông trùng hạ thảo có chất gì?
- 5. Giá trị dinh dưỡng của đông trùng hạ thảo Tây Tạng là gì?
- 6. Tại sao con đông trùng hạ thảo Tây Tạng có màu vàng
- 7. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng xuất hiện bao nhiêu lần một năm
- 8. Tại sao con đông trùng hạ thảo Tây Tạng rất khó để nuôi trồng nhân tạo?
- 9. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng được thu hoạch như thế nào?
- 10. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng giá bao nhiêu?
- 11. Tại sao đông trùng hạ thảo Tây Tạng lại đắt như vậy?
- 12. Mua bán đông trùng hạ thảo Tây Tạng có hợp pháp không?
- 13. Tại sao đông trùng hạ thảo được gọi là Viagra của dãy Himalaya?
- 14. Làm thế nào để sử dụng đông trùng hạ thảo Tây Tạng?
- 15. Các loại thực phẩm chức năng đông trùng hạ thảo có tốt như đông trùng hạ thảo Tây Tạng không?
- 16. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng có thể phát triển mà không cần sâu bướm không?
- 17. Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến đông trùng hạ thảo Tây Tạng không?
- 18. Ảnh hưởng của việc thu hoạch đông trùng hạ thảo Tây Tạng đến cộng đồng người dân sinh sống ở đó là như thế nào?
- 19. Ngoài sâu bướm thì đông trùng hạ thảo có lây nhiễm cho các loài nào khác không?
- 20. Điều gì đã khơi dậy mối quan tâm của phương Tây về đông trùng hạ thảo Tây Tạng
1. Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ là sản phẩm của quá trình ký sinh của loài nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis trên cơ thể của loài sâu bướm theo một cách tự nhiên ở các vùng núi cao, nơi có khí hậu khắc nghiệt.
2. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng được hình thành như thế nào?
Nấm Cordyceps lây nhiễm sâu bướm theo cách sau:
Bào tử nấm đông trùng hạ thảo được gió đưa đi và bám trên cơ thể sâu bướm, sau đó chúng nảy mầm và phát triển trên cơ thể sâu bướm, tiếp theo chúng sẽ điều khiển sâu bướm di chuyển đến vị trí ngay bên dưới bề mặt đất.
Nấm đông trùng hạ thảo buộc con sâu bướm ở lại đó cho đến khi nó chết. Sau đó, một cây nấm mọc ra từ đầu sâu bướm và tạo ra các bào tử nấm cho thế hệ nấm đông trùng hạ thảo tiếp theo.
3. Lợi ích sức khỏe của đông trùng hạ thảo Tây Tạng là gì?
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng có thể hỗ trợ cơ tăng cường sức khỏe người dùng nhiều khía cạnh bao gồm:
- Phản ứng viêm lành mạnh: Beta-glucans trong Đông trùng hạ thảo được cho là giúp cơ thể bạn chống lại các gốc tự do.
- Tăng nồng độ testosterone: Nấm Cordyceps sinensis từ lâu đã được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc để thúc đẩy mức năng lượng lành mạnh ở nam giới.
- Hiệu suất tập thể dục và phục hồi: Cordyceps sinensis được cho là tăng cường khả năng hiếu khí và hô hấp .
Tìm hiểu chi tiết: 10 tác dụng của đông trùng hạ thảo theo khoa học chứng minh
4. Trong đông trùng hạ thảo có chất gì?
Sợi nấm đông trùng hạ thảo mọc ra từ phần đầu của sâu bướm đã chết, có chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học, có thể kể đến như:
Hợp chất | Hoạt tính sinh học |
Beta-glucan | Hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh |
Cordycepin | Kháng khuẩn, kháng vi rút |
Adenosine | Tăng cường sức khỏe tim và mạch máu |
Protease | Tiêu hóa và phân hủy các protein liên quan đến sưng tấy |
Chitinase | Quan trọng với quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, tiêu hóa và miễn dịch. |
Trong số này, beta-glucans, cordycepin và adenosine là những hoạt chất nổi bật và được nghiên cứu nhiều nhất.
5. Giá trị dinh dưỡng của đông trùng hạ thảo Tây Tạng là gì?
Có nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng trong đông trùng hạ thảo, bao gồm:
- Axit amin thiết yếu
- Các vitamin như B1, B2, B12 và K
- Carbohydrate như monosaccharide, oligosaccharide
- Polysaccharide quan trọng, sterol, nucleotide, protein và các nguyên tố vi lượng khác.
- Các hoạt chất quý như: adenosine, cordycepin.
6. Tại sao con đông trùng hạ thảo Tây Tạng có màu vàng
Nguyên nhân là do con sâu bướm bị nhiễm nấm đông trùng hạ thảo có chứa carotenoids, từ đó tạo nên màu vàng cam đậm của chúng. Carotenoid là các sắc tố được tạo ra bởi thực vật, tảo và nấm, có tác dụng tăng gấp đôi chất chống oxy hóa ở người. Carotenoid cũng có trong:
- Cà rốt
- Bí ngô
- Củ cải vàng
- Ngô
7. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng xuất hiện bao nhiêu lần một năm
Hàng năm đông trùng hạ thảo Tây Tạng mọc ra các quả thể nấm vào mùa xuân. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn quá trình phát triển của đông trùng hạ thảo trong tự nhiên.
Mùa | Quá trình phát triển |
Mùa hè | Các bào tử nấm Cordyceps Sinensis xâm nhập vào sâu bướm trước khi con sâu bướm ngủ đông dưới lòng đất vào mùa đông. |
Mùa thu và mùa đông | Các bào tử bắt đầu phát triển thành các sợi nấm và dần tiêu dinh dưỡng từ con sâu bướm. |
Mùa xuân | Phần sợi nấm mọc ra từ phần đầu của những con sâu bướm đã chết và sẵn sàng để thu hoạch. |
8. Tại sao con đông trùng hạ thảo Tây Tạng rất khó để nuôi trồng nhân tạo?
Lý do đầu tiên bởi vì loài nấm đông trùng hạ thảo Tây Tạng trong tự nhiên đều ký sinh trên côn trùng, nên khó có thể nuôi cấy chúng một cách nhân tạo.
Trung Quốc là nước đã cố gắng nuôi trồng Cordyceps sinensis từ những năm 1980. Những nỗ lực ban đầu trong việc nuôi cấy sợi nấm thông qua quá trình lên men lỏng đã tạo ra Cordyceps Cs-4 nhưng loại nấm này không bao giờ có thể được tái tạo ở quy mô lớn.
Để khắc phục vấn đề này các nhà khoa học đã thêm sâu bướm vào quá trình nuôi. Bằng cách nuôi sâu bướm và tiêm nấm Cordyceps sinensis, sau đó mô phỏng môi trường miền núi lạnh giá, sâu bướm đã có thể tạo ra sợi nấm. Tuy nhiên, quy trình này còn mới và khá tốn kém nên chưa đạt quy mô đại trà.
Một phương pháp tương tự với cách trên là tiêm đông trùng hạ thảo nhưng là loại Cordyceps Militaris vào cơ thể con nhộng tằm để tạo ra sản phẩm nhộng đông trùng hạ thảo đang được bán rộng rãi ngày nay.
9. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng được thu hoạch như thế nào?
Thu hoạch con đông trùng hạ thảo Tây Tạng là một hoạt động tìm kiếm thủ công tại những vùng đồng cỏ núi cao rộng lớn để tìm ra những sợi nấm nhô ra khỏi mặt đất.
10. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng giá bao nhiêu?
Nhiều quốc gia có đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên đã áp dụng các biện pháp để hạn chế việc khai thác quá mức đông trùng hạ thảo.
Một trong số biện pháp đó là việc cho phép nuôi trồng đông trùng hạ thảo nhân tạo để tăng nguồn cung cho thị trường, từ đó hạ nhiệt giá của các sản phẩm đông trùng hạ thảo.
Tuy vậy mức giá của con đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên vẫn ở mức rất cao, giao động từ 1 tỷ 4 đến 1 tỷ 6 cho 1 kg đông trùng hạ thảo khô khai thác từ Tây Tạng.
11. Tại sao đông trùng hạ thảo Tây Tạng lại đắt như vậy?
Con đông trùng hạ thảo có giá đắt đỏ vì chúng nổi tiếng là khó tìm và có nhu cầu cao. Hay nói cách theo góc nhìn kinh tế là nguồn cung ít và nhu cầu cao.
Tình trạng khó tìm đến từ việc đông trùng hạ thảo chỉ xuất hiện vài tuần một năm. Cụ thể hơn là vào mùa xuân, do vậy khó mà đủ thời gian để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng toàn thế giới về loài này.
Thêm vào đó, không giống như các loại nấm Đông trùng hạ thảo khác có thể phát triển từ nhiều loại côn trùng, Đông trùng hạ thảo Tây Tạng chỉ phát triển từ một loài bướm đêm duy nhất: bướm ma.
Tìm hiểu thêm:
12. Mua bán đông trùng hạ thảo Tây Tạng có hợp pháp không?
Hiện nay việc thu hoạch và buôn bán đông trùng hạ thảo Tây Tạng bị hạn chế rất nhiều và bị cấm hoàn toàn ở một số quốc gia như Ấn Độ.
Một số biện pháp đã được áp dụng để bảo tồn quần thể Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên và ngăn chặn các xung đột tiềm ẩn liên quan đến sản phẩm này ở các quốc gia như Nepal.
13. Tại sao đông trùng hạ thảo được gọi là Viagra của dãy Himalaya?
Trong Y học cổ truyền Trung Quốc và phần lớn khu vực Himalaya, nấm đông trùng hạ thảo từ lâu đã được sử dụng làm thuốc kích thích tình dục tự nhiên cho cả nam và nữ, do đó có tên là “ viagra của Himalaya ”.
Phương pháp này vẫn tồn tại cho đến ngày nay và đã được khoa học nghiên cứu. Chẳng hạn, một nghiên cứu cho thấy sử dụng nấm đông trùng hạ thảo giúp tăng cường ham muốn tình dục lên 66%.
14. Làm thế nào để sử dụng đông trùng hạ thảo Tây Tạng?
Bạn có thể chế biến con đông trùng hạ thảo theo các cách sau:
- Pha trà đông trùng hạ thảo
- Ngâm rượu đông trùng hạ thảo
- Ngâm mật ong đông trùng hạ thảo
- Chế biến món ăn với đông trùng hạ thảo
15. Các loại thực phẩm chức năng đông trùng hạ thảo có tốt như đông trùng hạ thảo Tây Tạng không?
Các loại thực phẩm bổ sung đông trùng hạ thảo hiện nay mang đến tác dụng không thua kém so với con đông trùng hạ thảo trong tự nhiên.
Mặt khác, các sản phẩm thực phẩm chức năng đông trùng hạ thảo hiện nay thường sử dụng đông trùng hạ thảo được nuôi trồng từ loài Cordyceps militaris. Có ba lý do cho việc này:
- Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris chứa hàm lượng dược chất cao hơn Cordyceps Sinensis, đặc biệt là Cordycepin.
- Cordyceps militaris có thể được trồng ở quy mô thương mại và với giá cả phải chăng hơn so với con đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên.
- Việc nuôi trồng đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris ảnh hưởng đến bất cứ loài côn trùng nào ngoài tự nhiên.
Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm chức năng đông trùng hạ thảo chỉ chứa một số ít hàm lượng dược chất từ đông trùng hạ thảo. Để nhận đủ nồng độ của các hợp chất hỗ trợ sức khỏe từ Đông trùng hạ thảo, điều quan trọng là chọn các sản phẩm chất lượng thực sự.
Các sản phẩm thực phẩm chức năng từ đông trùng hạ thảo của Mailands luôn được sự tin dùng của người tiêu dùng đánh giá cao. Để đạt được điều đó, Dược Thảo Mailands luôn đặt quy trình nuôi cấy và chất lượng sản phẩm đầu ra lên hàng đầu. Dược Thảo Mailands cũng là đơn vị đông trùng hạ thảo đầu tiên.
16. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng có thể phát triển mà không cần sâu bướm không?
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng thực sự không thể phát triển nếu không có vật chủ là con sâu bướm.
Trung Quốc đã cố gắng trong nhiều thập kỷ để nuôi trồng nhân tạo Cordyceps sinensis nhưng hiện nay vẫn chưa có kết quả khả quan.
Mặt khác, Cordyceps militaris, một loài nấm đông trùng hạ thảo có công dụng tương tự như Cordyceps Sinensis có thể được nuôi trồng nhân tạo.
17. Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến đông trùng hạ thảo Tây Tạng không?
Câu trả lời là CÓ. Mùa đông ấm lên và lượng tuyết rơi giảm đang ảnh hưởng lớn đến quần thể của con đông trùng hạ thảo. Gần đây, Trung Quốc đã báo cáo sản lượng giảm mạnh do sự nóng lên toàn cầu.
Trong khi đó, trên khắp dãy Himalaya, nguồn cung cấp nấm đông trùng hạ thảo Sinensis chính của thế giới thông báo lượng tuyết rơi được dự đoán sẽ giảm 20 – 40%. Điều này có thể sẽ làm trầm trọng thêm số lượng của con đông trùng hạ thảo vốn đã cạn kiệt.
18. Ảnh hưởng của việc thu hoạch đông trùng hạ thảo Tây Tạng đến cộng đồng người dân sinh sống ở đó là như thế nào?
Việc buôn bán Đông trùng hạ thảo Tây Tạng vừa là một may mắn vừa là một lời nguyền đối với các cộng đồng nông thôn sống trên các cao nguyên đồng cỏ ở châu Á – nơi xuất hiện loài nấm này.
Một mặt, thương mại từ việc buôn bán con đông trùng hạ thảo đã mang lại nguồn thu nhập rất cần thiết cho các cộng đồng xa xôi này.
Mặt khác, việc buôn bán con đông trùng hạ thảo tạo ra nguồn cơn cho các xung đột về chính sách lãnh thổ tại các ngôi làng nơi có đông trùng hạ thảo tại Tây Tạng.
19. Ngoài sâu bướm thì đông trùng hạ thảo có lây nhiễm cho các loài nào khác không?
Mặc dù sâu bướm là loài dễ bị nhiễm nấm Cordyceps sinensis nhất, nhưng chúng không phải là vật chủ duy nhất. Bảng dưới đây bao gồm một số loài côn trùng có thể bị nấm đông trùng hạ thảo ký sinh bên cạnh sâu bướm.
Loài côn trùng có thể bị nấm ĐTHT lây nhiễm | Đặc tính |
Hymenoptera (Bộ côn trùng Cánh màng) | Côn trùng có kích thước nhỏ đến trung bình với phần miệng nút cắn. Ví dụ: Kiến, ong bắp cày… |
Hemiptera (Bộ côn trùng Cánh nửa) | Côn trùng có miệng là ống hút. Ví dụ: rệp, ve sầu… |
Coleoptera (Bộ côn trùng Cánh cứng) | Côn trùng có một đôi cánh cứng. Ví dụ: bọ cánh cứng, xén tóc… |
20. Điều gì đã khơi dậy mối quan tâm của phương Tây về đông trùng hạ thảo Tây Tạng
Năm 1993, vận động viên điền kinh Trung Quốc, Junxia Wang, đã phá nhiều kỷ lục thế giới. Huấn luyện viên của cô, Junren Ma, đã tiết lộ rằng đông trùng hạ thảo đã đóng góp không nhỏ cho sự thành công của Wang. Sau đó, công bố này đã lập tức thu hút sự chú ý và nhu cầu của quốc tế.
Ngày nay, loại nấm này được khai thác rất nhiều vì nhiều lợi ích như tăng năng lượng, chống oxy hóa và hỗ trợ hô hấp. Do đó, các nhà nấm học lo ngại rằng loại nấm hoang dã này có thể sớm biến mất trong tự nhiên.
Nguồn: Realmushroom