Đông trùng hạ thảo từ lâu được xem là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền, có khả năng bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều người còn cho rằng, đông trùng hạ thảo có tác dụng bổ phổi, hỗ trợ, điều trị các bệnh lý về hô hấp.
Thực tế có đúng như vậy không? Hãy cùng Dược thảo Mailands tìm hiểu “Đông trùng hạ thảo có tốt cho phổi không? Cách sử dụng cũng như so sánh loại đông trùng hạ thảo nào tốt cho phổi? ngay trong bài viết này nhé!
Mục lục bài viết:
- Đông trùng hạ thảo có tốt cho phổi không?
- Top 8 tác dụng của đông trùng hạ thảo với bệnh phổi
- 1. Đông trùng hạ thảo hỗ trợ hen suyễn, chống viêm
- 2. Đông trùng hạ thảo và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- 3. Đông trùng hạ thảo tăng cường chức năng phổi, cải thiện khả năng hấp thụ oxy
- 4. Đông trùng hạ thảo và lao phổi
- 5. Đông trùng hạ thảo cho người hút thuốc
- 6. Tăng cường sức khỏe tổng thể, phòng ngừa bệnh phổi
- 7. Bảo vệ phổi khỏi tác hại của ô nhiễm môi trường
- 8. Hỗ trợ phục hồi chức năng phổi sau phẫu thuật
- Đông trùng hạ thảo loại nào tốt cho phổi?
- Cách dùng đông trùng hạ thảo cho bệnh phổi
- Kết luận
Đông trùng hạ thảo có tốt cho phổi không?
Câu trả lời là CÓ.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng đông trùng hạ thảo chứa nhiều hoạt chất sinh học quý, có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe phổi, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp.
Ví dụ như:
- Cordycepin: Hoạt chất có tác dụng kháng viêm, ức chế virus, vi khuẩn gây hại cho phổi.
- Polysaccharide: Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây bệnh.
- Adenosine: Giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu, cung cấp oxy cho phổi.
- Các axit amin thiết yếu: Nuôi dưỡng và phục hồi tế bào phổi bị tổn thương
Top 8 tác dụng của đông trùng hạ thảo với bệnh phổi
1. Đông trùng hạ thảo hỗ trợ hen suyễn, chống viêm
Hen suyễn là bệnh mãn tính do viêm nhiễm đường hô hấp, gây co thắt phế quản, khó thở,…Với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, đông trùng hạ thảo giúp giảm viêm nhiễm đường hô hấp, giảm các triệu chứng hen suyễn, giảm ho, long đờm.
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy cordycepin, một hoạt chất trong đông trùng hạ thảo, có tác dụng ức chế phản ứng viêm trong phổi. [1]
Một nghiên cứu khác cho thấy đông trùng hạ thảo có tác dụng giãn nở phế quản, giúp cải thiện luồng khí vào phổi. [2]
2. Đông trùng hạ thảo và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đông trùng hạ thảo giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân COPD. [3] Cụ thể, nghiên cứu với động vật cho thấy đông trùng hạ thảo cải thiện đáng kể tình trạng dày thành và xơ hóa đường thở.
Ngoài ra, dược thảo này cũng làm giảm sự tích tụ tế bào viêm và các dấu hiệu viêm. Những kết quả này chỉ ra rằng điều trị bằng đông trùng hạ thảo có thể là một phương pháp có giá trị trong điều trị COPD hay viêm phổi.

3. Đông trùng hạ thảo tăng cường chức năng phổi, cải thiện khả năng hấp thụ oxy
Đông trùng hạ thảo được chứng minh có khả năng làm giãn nở phế quản, tăng cường lưu thông máu đến phổi, giúp phổi hấp thụ oxy trong quá trình vận động, từ đó tăng sức bền, điều này đặc biệt có lợi cho người bệnh hô hấp.[4]
Một nghiên cứu ở người cho thấy việc sử dụng đông trùng hạ thảo giúp cải thiện VO2 max (lượng oxy tối đa cơ thể có thể sử dụng trong khi tập thể dục) ở người cao tuổi.[5]
4. Đông trùng hạ thảo và lao phổi
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đông trùng hạ thảo có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao, hỗ trợ điều trị lao phổi.
5. Đông trùng hạ thảo cho người hút thuốc
Đông trùng hạ thảo có tác dụng bảo vệ phổi khỏi tác hại của khói thuốc lá, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp, ngăn ngừa ung thư phổi ở những người hút thuốc lá.
6. Tăng cường sức khỏe tổng thể, phòng ngừa bệnh phổi
Bên cạnh tác dụng bổ phổi, đông trùng hạ thảo còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể như tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, cải thiện chức năng tim mạch, giảm stress, tăng cường sinh lý,…
7. Bảo vệ phổi khỏi tác hại của ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về phổi. Đông trùng hạ thảo có tác dụng bảo vệ phổi khỏi tác hại của các chất ô nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh.
8. Hỗ trợ phục hồi chức năng phổi sau phẫu thuật
Đông trùng hạ thảo có thể giúp phục hồi chức năng phổi nhanh chóng hơn sau phẫu thuật, tăng cường chức năng cho phổi, giảm nguy cơ biến chứng.
Đông trùng hạ thảo loại nào tốt cho phổi?
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại đông trùng hạ thảo khác nhau, bao gồm:
- Đông trùng hạ thảo tự nhiên: được đánh giá cao về mặt chất lượng nhưng nó có giá thành khá đắt đỏ, khan hiếm.
- Đông trùng hạ thảo nuôi trồng nhân tạo: là loại có chất lượng tương tự, phổ biến, giá thành hợp lý và nó cũng là lựa chọn thích hợp cho nhiều người.
Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo còn được chia ở dạng:
- Đông trùng hạ thảo tươi: thường có hàm lượng hoạt chất cao hơn, khó bảo quản, dễ hư hỏng.
- Đông trùng hạ thảo khô: dễ bảo quản và sử dụng hơn
- Các sản phẩm chế biến từ đông trùng hạ thảo: dạng viên nang, dạng bột
Tìm hiểu thêm:
Vậy đông trùng hạ thảo loại nào tốt cho phổi?
Tất cả các loại đông trùng hạ thảo, đều rất tốt cho những người bệnh phổi. Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo tươi và tự nhiên sẽ có hàm lượng dưỡng chất tốt hơn so với loại nuôi trồng và loại khô. Tùy theo điều kiện, nhu cầu của bản thân để lựa chọn loại phù hợp.
Đối với những người bệnh phổi, cần lưu ý:
- Chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng, an toàn, nuôi trồng và chế biến theo quy trình chuẩn, được kiểm nghiệm bởi cơ quan chức năng.
- Hàm lượng các hoạt chất Cordycepin và Adenosine cao: bởi đây là 2 loại hoạt chất quan trọng, mang lại hiệu quả cho phổi.
- Ngoài ra, có thể lựa chọn loại đông trùng dễ dàng chế biến, sử dụng và phù hợp với nhu cầu của bạn.
Tìm hiểu thêm:
Cách dùng đông trùng hạ thảo cho bệnh phổi
Đông trùng hạ thảo có thể được cho người bệnh phổi theo nhiều cách khác nhau như sau:
- Pha trà: Hãm 3-5gram đông trùng hạ thảo khô với nước nóng, uống hàng ngày.
- Nấu cháo, canh, súp: Thêm đông trùng hạ thảo vào cháo, canh hoặc súp để tăng cường dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh.
- Ngâm rượu: Ngâm 100gram đông trùng hạ thảo khô với 1 lít rượu trắng trong vòng 1 tháng, uống mỗi ngày 1 ly nhỏ.
- Ngâm mật ong: Ngâm 50gram đông trùng hạ thảo khô với 500ml mật ong nguyên chất, sau 1 tháng là có thể sử dụng.
- Sử dụng dưới dạng viên nang: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, có trên bao bì sản phẩm
- Đối với đông trùng hạ thảo tươi có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn
Bài thuốc trị ho, viêm phế quản với đông trùng hạ thảo
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Đông trùng hạ thảo 10g
- Tang bạch bì 8g
- Khoản đông hoa 6g
- Cam thảo 3g
- Tiểu hồi hương 2g
Lưu ý: Tất cả nguyên liệu phải được phơi khô
Thực hiện
- Cho tất cả nguyên liệu và 400 ml nước vào ấm sắc thuốc bắc và nấu
Cách uống
- Uống làm 2 lần trong ngày và sau ăn 30 phút
Liều dùng đông trùng hạ thảo cho bệnh phổi
- Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, tình trạng sức khỏe của mỗi người và loại đông trùng sử dụng mà có liệu lượng dùng khác nhau.
- Liều lượng khuyên dùng phổ biến là khoảng 3-9 gram/ ngày, chia làm 2-3 lần sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo cho bệnh phổi
- Không nên dùng vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ
- Trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng
- Những người bị dị ứng với nấm, không nên sử dụng đông trùng hạ thảo
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi sử dụng, đặc biệt là những người mắc bệnh mãn tính hoặc đang dùng thuốc điều trị.
Kết luận
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có hỗ trợ, bảo vệ và cải thiện chức năng phổi. Việc sử dụng đông trùng đúng cách, liều lượng phù hợp, có thể hỗ trợ, điều trị, cải thiện chức năng hô hấp, phòng ngừa các bệnh về phổi, tăng sức đề kháng.
Tuy nhiên cần phải lựa chọn các sản phẩm đông trùng uy tín, đảm bảo chất lượng và tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và an toàn khi sử dụng.
Nguồn tham khảo:
1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3909570/
2. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0753332216319941
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5795554/
4. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874108000524
5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3110835/