Hiện nay việc phân loại các loại đông trùng hạ thảo một cách rõ ràng là điều không hề đơn giản.
Trên thị trường đông trùng hạ thảo có rất nhiều loại như: Tây tạng (tự nhiên), nhân tạo, cho đến các dạng như viên, nước đông trùng hạ thảo…
Để chọn mua được sản phẩm chất lượng và đúng với nhu cầu, bạn cần có kiến thức về các loại đông trùng hạ thảo. Cùng Dược Thảo Mailands tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết:
- I) Phân loại các loại đông trùng hạ thảo hiện nay theo nguồn gốc
- II) Phân loại các loại đông trùng hạ thảo theo hình dáng
- III) Phân loại các loại đông trùng hạ thảo theo trạng thái
- IV) Phân loại các loại đông trùng hạ thảo theo dạng chế phẩm
- Kết luận
- Bài viết liên quan:
- Cách nhận biết đông trùng hạ thảo giả
- Đông trùng hạ thảo nhân tạo là gì? Dùng có tốt không?
- Cordyceps militaris là gì? Tìm hiểu về loài nấm kỳ lạ và tuyệt vời
- Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa là gì? Dùng có tốt không?
- Đông trùng hạ thảo tươi hay khô tốt hơn? Ưu, nhược điểm là gì?
- Đế đông trùng hạ thảo là gì? Phân loại, tác dụng, cách dùng
- Đông trùng hạ thảo dạng bột – Ưu, nhược điểm và cách dùng
- Bài viết liên quan:
I) Phân loại các loại đông trùng hạ thảo hiện nay theo nguồn gốc

Nguồn gốc các loại đông trùng hạ thảo hiện nay bao gồm:
- Đông trùng hạ thảo tự nhiên
- Đông trùng hạ thảo nhân tạo
- Đông trùng hạ thảo bán tự nhiên
Cùng tìm hiểu chi tiết mỗi loại dưới đây.
1. Đông trùng hạ thảo tự nhiên
Đông trùng hạ thảo tự nhiên là nấm đông trùng được hình thành và phát triển một cách tự nhiên ở những vùng cao nguyên có độ cao so với mức độ biển từ 3500 – 5000m.
Chúng thường được thu hoạch 1 năm một lần vào mùa hè ở cao nguyên Tây Tạng, Tứ Xuyên, Vân Nam(Trung Quốc); Nepal, Bhutan, Ấn Độ…
Đông trùng hạ thảo tự nhiên có dược tính cao do sinh sống ở vùng thiên nhiên khắc nghiệt. Vì vậy giá thành của chúng cũng rất cao: Khoảng 1 tỷ – 2 tỷ VNĐ/kg.
Đặc điểm nhận dạng:
- Nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên mọc ở vùng núi cao nên màu sắc sẽ không đồng đều (vàng sẫm hoặc nâu vàng).
- Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm.
- Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
2. Đông trùng hạ thảo nhân tạo

Đông trùng hạ thảo nhân tạo là phương pháp nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo với dòng nấm Cordyceps militaris (dòng nấm phù hợp với quy mô nuôi công nghiệp)
Nấm đông trùng hạ thảo được nhân bản trong ống nghiệm, sau đó cấy lên chất nền sinh khối nuôi trồng cho đến khi thu hoạch. Sinh khối là hỗn hợp nhộng tằm, đậu xanh, gạo lứt xay nhuyễn.
Dược tính của đông trùng hạ thảo nhân tạo bằng khoảng 75-80% so với đông trùng hạ thảo tự nhiên.
Đặc điểm:
Do được nuôi cấy nhân tạo trong phòng thí nghiệm, Đông trùng hạ thảo nhân tạo có màu vàng cam đồng đều và đẹp mắt.
Trong các loại đông trùng hạ thảo hiện nay thì đông trùng hạ thảo nhân tạo được sử dụng rộng rãi nhất.
3. Đông trùng hạ thảo bán tự nhiên
Đông trùng hạ thảo bán tự nhiên được nuôi cấy nhân tạo ở giai đoạn đầu, sau đó sẽ được đưa ra ngoài tự nhiên để mô phỏng lại quá trình sinh trưởng của nấm đông trùng trong tự nhiên.
So với đông trùng hạ thảo nhân tạo, đông trùng hạ thảo bán tự nhiên là sản phẩm có dược tính cao gần tương đương với trùng hạ thảo tự nhiên (80-85%) .
Đông trùng hạ thảo bán tự nhiên được nuôi cấy trong 2 giai đoạn.
- Ở giai đoạn 1: Nấm Đông trùng sẽ được nuôi trong môi trường nhân tạo cho đến khi hình thành sợi thể.
- Giai đoạn 2: Tiến hành đưa Trùng thảo tra môi trường tự nhiên để sinh trưởng.
Quá trình nuôi cấy Đông trùng hạ thảo bán tự nhiên đòi hỏi điều kiện môi trường nuôi ngoài tự nhiên khắt khe. Giá thành của loại đông trùng hạ thảo này thường đắt hơn nuôi nhân tạo khoảng 20-30%.
Đặc điểm:
- Đông trùng hạ thảo bán tự nhiên thường mọc trên ký chủ là nhộng tằm hoặc con sâu tằm
- Có màu sắc vàng nâu gần giống đông trùng hạ thảo tự nhiên.
II) Phân loại các loại đông trùng hạ thảo theo hình dáng
Đông trùng hạ thảo có 2 loại hình dáng là:
- Đông trùng hạ thảo nguyên con (sợi nấm mọc ra trên cơ thể của một con côn trùng bị ký sinh).
- Đông trùng hạ thảo nuôi trên sinh khối (sợi nấm mọc ra từ chất nền sinh khối).
Dưới đây là chi tiết 2 loại hình dáng đông trùng hạ thảo.
1. Đông trùng hạ thảo nguyên con

Đông trùng hạ thảo nguyên con là dạng nấm đông trùng hạ thảo mọc trên ký chủ là sâu bướm (dạng tự nhiên) hoặc nhộng tằm hoặc sâu chít (nhân tạo).
Trong đó:
- Đông trùng hạ thảo trên sâu bướm (tự nhiên):
Nấm cordyceps sinensis ký sinh một cách tự nhiên trên cơ thể của sâu non trong tự nhiên ở mùa đông và mọc ra quả thể (dạng cây) khi vào mùa hè.
- Đông trùng hạ thảo ký chủ nhộng tằm (nhân tạo):
Nấm đông trùng hạ thảo tươi trên nhộng tằm được tạo nhờ việc tiêm bào tử nấm Cordyceps militaris vào nhộng tằm.
Nấm sẽ sử dụng dinh dưỡng từ chính cơ thể của nhộng tằm để phát triển mà không có sự tiếp xúc với yếu tố bên ngoài.
- Đông trùng hạ thảo nuôi cấy trên sâu chít:
Tương tự như đông trùng hạ thảo nuôi cấy trên nhộng tằm, đông trùng hạ thảo nuôi cấy trên sâu chít được tạo nhờ việc cấy nấm Cordyceps militaris lên sâu chít và nuôi dưỡng bằng chính nguồn dinh dưỡng của sâu chít.
2. Đông trùng hạ thảo dạng sợi nấm mọc trên đế sinh khối

Đông trùng hạ thảo sinh khối là nấm đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trên chất nền là hỗn hợp của gạo lứt, khoai tây, giá đỗ, nước dừa, bột nhộng xay…
III) Phân loại các loại đông trùng hạ thảo theo trạng thái
Đông trùng hạ thảo có 2 trạng thái bao gồm:
- Đông trùng hạ thảo ở trạng thái tươi
- Đông trùng hạ thảo ở trạng thái khô
1. Đông trùng hạ thảo tươi
Đông trùng hạ thảo tươi là đông trùng hạ thảo khi vừa thu hoạch vẫn còn giữ được sự tươi nguyên, có hương vị thơm ngon và giàu giá trị dưỡng chất.
Các loại đông trùng hạ thảo tươi thường là loại nhân tạo. Được dùng trong ngâm rượu, hoặc chế biến cùng món ăn giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Do còn tươi nên đông trùng hạ thảo có thời hạn sử dụng ngắn( 15-20 ngày), khó bảo quản hơn so với loại đông trùng hạ thảo khô.
2. Đông trùng hạ thảo khô
Đông trùng hạ thảo khô là sản phẩm của đông trùng hạ thảo tươi được đem đi sấy khô (làm mất nước) bằng các phương pháp như: sấy thăng hoa, sấy nhiệt, sấy lạnh.
Mỗi phương pháp sấy khô đông trùng sẽ cho ra hàm lượng dược chất, hình dáng và màu sắc của đông trùng hạ thảo khác nhau.
Đông trùng hạ thảo khô là loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Ưu điểm của đông trùng hạ thảo khô:
- Bảo quản được lâu (1 – 3 năm).
- Chế biến thành được theo nhiều cách: Nấu ăn, ngâm rượu, ngâm mật ong, pha trà, làm nguyên liệu cho các loại chế phẩm…
- Đậm mùi và thơm hơn đông trùng hạ thảo tươi.
Nhược điểm của đông trùng hạ thảo khô:
- Chất lượng của Đông trùng hạ thảo khô sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào phương pháp dùng để sấy loại dược thảo này.
- Giá thành của sản phẩm đông trùng hạ thảo khô cũng đắt hơn tươi. Để tạo ra 1 gram đông trùng khô phải cần đến 7 gram tươi.
Tuy nhiên, hiện nay bằng công nghệ sấy thăng hoa đông trùng hạ thảo giúp giữ lại hầu hết hàm lượng dưỡng chất.

IV) Phân loại các loại đông trùng hạ thảo theo dạng chế phẩm

Chế phẩm từ Đông trùng hạ thảo là gì?
Chế phẩm đông trùng hạ thảo là các sản phẩm có nguồn gốc từ đông trùng hạ thảo và được bào chế dưới các dạng như viên uống, trà, nước đông trùng hạ thảo…
Ở dạng chế phẩm, đông trùng hạ thảo có sáu dạng chính bao gồm:
- Dạng viên uống
- Dạng nước
- Dạng bột
- Dạng trà túi lọc
- Dạng đế đông trùng hạ thảo
- Dạng ngâm: Rượu, mật ong
Cùng tìm hiểu chi tiết các dạng chế phẩm đông trùng hạ thảo dưới đây.
1. Dạng viên uống
Các sản phẩm đông trùng hạ thảo dạng viên được điều chế từ đông trùng hạ thảo sấy khô, nghiền thành dạng bột, sau đó kết hợp thêm một số dược liệu khác.
Viên uống đông trùng hạ thảo thảo sẽ được bào chế theo công thức riêng của từng nhà sản xuất với nhiều loại thành phần khác nhau như: các loại sâm, dược chất khác nau. Từ đó mang lại nhiều tác dụng bồi bổ sức khỏe, làm đẹp…
Ưu điểm của đông trùng dạng viên uống:
- Vẫn đảm bảo đầy đủ dược tính, khả năng hấp thụ nhanh
- Giá thành rẻ hơn
- Tiện dụng và dễ dàng sử dụng
Trong viên uống đông trùng hạ thảo lại được chia làm ba loại bao gồm:
- Loại viên nang
- Loại viên nén
- Loại viên hoàn
Tuy cùng được bào chế dưới dạng viên nhưng mỗi loại viên uống đông trùng hạ thảo sẽ có mức độ hấp thu khác nhau.
Dưới đây là bảng đánh giá mức độ hấp thu khi uống của từng dạng viên uống đông trùng hạ thảo.
Bảng phân loại các loại đông trùng hạ thảo dạng viên | |
Loại viên | Đánh giá mức độ hấp thu |
Đông trùng hạ thảo viên nang | Tốt |
Đông trùng hạ thảo viên nén | Khá |
Đông trùng hạ thảo viên hoàn | Khá |
Đánh giá về các loại viên uống đông trùng hạ thảo
1. Đông trùng hạ thảo viên nang:
Là dạng viên Đông trùng hình nhộng, có vỏ ngoài mềm, dễ uống và dễ dàng hấp thu trong dạ dày, do vỏ thuốc mềm dễ tan trong nước.
2. Đông trùng hạ thảo viên nén:
Là dạng viên Đông trùng hình tròn hoặc bầu dục, được tạo ra bằng cách nén nhiều nguyên liệu đã được tinh chế và được bọc mịn bên ngoài
3. Đông trùng hạ thảo viên hoàn:
Là dạng chế phẩm Đông Y, có hình tròn, được tạo ra bằng cách nghiền bột các nguyên liệu và điều chế thành viên tròn có nhiều kích thước khác nhau.
2. Dạng nước
Nước Đông trùng hạ thảo là sản phẩm của quá trình chiết xuất dược chất từ nấm Đông trùng hạ thảo. Sản phẩm sau đó được đóng thành từng lọ hoặc gói nhỏ dạng nước
Ưu điểm của dạng này là:
- Dễ dàng hấp thu và đem lại hiệu quả tức thì cho người sử dụng.
- Có mùi vị dễ uống, tiện lợi khi vận chuyển, mang đi
3. Dạng bột
Đông trùng hạ thảo dạng bột là đông trùng hạ thảo sau khi được sấy khô thì sẽ đem nghiền thành bột để dễ dàng sử dụng và bảo quản.
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng, có thể chế biến thành trà, gia vị món ăn, đắp mặt nạ dưỡng da..
- Dễ hấp thu ở dạng bột
- Dễ dàng bảo quản ở nhiệt độ thường trong hộp thủy tinh kín
4. Dạng trà túi lọc

Đông trùng hạ thảo túi lọc thường thấy từ các sản phẩm trà đông trùng hạ thảo. Trà đông trùng túi lọc có thành phần chính là đông trùng hạ thảo và sự kết hợp của các thành phần khác như trà đắng, cam thảo, tâm sen…
5. Đông trùng hạ thảo dạng đế

Đế đông trùng hạ thảo là phần giá thể dùng để cấp dinh dưỡng trong quá trình nuôi nấm đông trùng hạ thảo nhân tạo.
Thành phần của đế sinh khối đông trùng được làm từ các nguyên liệu như: gạo lứt, giá đỗ, nước dừa, nhộng tằm,…
Đế đông trùng hạ thảo vẫn chứa một số thành phần dược chất và dinh dưỡng nhất định. Do đó đế đông trùng thường được sử dụng để ngâm rượu, pha trà…
6. Đông trùng hạ thảo dạng ngâm
Đông trùng hạ thảo thường được ngâm với rượu hoặc mật ong.
1. Đông trùng hạ thảo ngâm rượu
Đông trùng hạ thảo ngâm rượu là một trong những cách các quý đông thường lựa chọn. Đông trùng ngâm rượu giúp tăng cường khí huyết, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực
2. Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong

Ngoài ra, còn có dạng đông trùng hạ thảo ngâm mật ong được xem là phương thuốc quý lợi ích trị ho, viêm họng hiệu quả cho trẻ nhỏ, làm đẹp cho chị em, giúp thanh lọc cơ thể.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung về phân loại các loại Đông trùng hạ thảo. Dược Thảo Mailands xin được tóm tắt với bạn các nội dung chính sau:
Về nguồn gốc, các loại đông trùng hạ thảo trên thị trường được chia làm 3 nguồn:
- Nguồn tự nhiên
- Nguồn nuôi nhân tạo
- Nguồn nuôi bán tự nhiên
Hình dáng của các loại đông trùng hạ thảo bao gồm:
- Đông trùng hạ thảo ký chủ (dạng có ký chủ là sâu bướm trong tự nhiên hoặc nhộng tằm, sâu chít trong nuôi nhân tạo)
- Đông trùng hạ thảo quả thể (dạng quả thể sợi nấm mọc lên trên chất nền sinh khối)
Trạng thái của các loại đông trùng hạ thảo bao gồm gồm:
- Đông trùng hạ thảo tươi
- Đông trùng hạ thảo sấy khô
Các các loại đông trùng hạ thảo dạng chế phẩm hiện nay bao gồm: Dạng viên, nước, bột trà túi lọc và dạng ngâm với rượu, mật ong.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, liên hệ với Dược Thảo MaiLands theo hotline: 0916 20 8080 để được giải đáp nhé.
Kim Xuyến