Khi tìm hiểu về Đông trùng hạ thảo, có không ít người băn khoăn rằng đây là động vật (con) hay thực vật (cây)?
Vậy Đông trùng hạ thảo là gì? Nguồn gốc từ đâu? Tại sao gọi là đông trùng hạ thảo? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được lời giải đáp xác đáng nhất.
Mục lục bài viết:
- Đông trùng hạ thảo là gì?
- Nguồn gốc hình thành của đông trùng hạ thảo
- Giải đáp về ý nghĩa tên gọi đông trùng hạ thảo
- Lịch sử của đông trùng hạ thảo
- Điều kiện sinh trưởng của đông trùng hạ thảo trong tự nhiên
- Thị trường đông trùng hạ thảo tự nhiên hiện nay
- Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo nhân tạo cordyceps militaris
- So sánh đặc điểm hình thái của đông trùng hạ thảo tự nhiên và nhân tạo
- Thành phần dược chất có trong Đông trùng hạ thảo
- Tổng kết
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý, chúng được xem là sự kết hợp giữa động vật và thực vật. Chi tiết hơn, đông trùng hạ thảo có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm thuộc chi Thitarodes.
Nguồn gốc hình thành của đông trùng hạ thảo
Vào mùa đông, sâu bị bào tử nấm xâm nhiễm qua đường thức ăn hoặc đường không khí, nấm phát triển bằng chất dinh dưỡng của sâu, đến khi sử dụng hết chất dinh dưỡng làm sâu chết khô.
Đến mùa hè, quả thể nấm phát triển từ đầu sâu vươn lên mặt đất. Trong tự nhiên, quá trình trên diễn ra trong nhiều tháng, từ lúc bướm đẻ trứng từ mùa thu năm trước đến lúc nấm thành thục có thể thu hoạch được vào tháng 5 – tháng 7 năm sau, đây cũng là khoảng thời gian người dân trên cao nguyên Tây Tạng thu hoạch.
Hình dạng của đông trùng hạ thảo còn tươi trông giống như những con sâu có chiều dài khoảng 4 – 11 cm, trọng lượng khoảng 0.06 g.
Màu sắc của sâu khi còn tươi có màu vàng đến màu nâu, đầu màu đỏ nhạt, dài khoảng 3 – 5 cm, đường kính 0.3 – 0.8 cm với khoảng 20 – 30 vằn khía, nhỏ dần ở đầu, đuôi giống nhộng tằm.
Giải đáp về ý nghĩa tên gọi đông trùng hạ thảo
Tại sao ở Việt Nam gọi là đông trùng hạ thảo?
Tên gọi đông trùng hạ thảo được biết đến xuất phát từ quá trình quan sát thực tế. Khi vào mùa đông, bào tử nấm thuộc chi Cordyceps lây nhiễm và ký sinh trên ấu trùng của sâu bướm (lúc này nó ở dạng côn trùng “Đông Trùng“). Nấm sinh trưởng bằng cách hút các chất dinh dưỡng trong ấu trùng và làm chết vật chủ. Sau đó đợi mùa hạ mọc ra quả thể nấm trên xác vật chủ ở hình dạng nấm “Hạ Thảo”
Tại sao trong tiếng Anh lại gọi đông trùng hạ thảo là Cordyceps sinensis?
Trước hết, đông trùng hạ thảo trong tiếng anh có tên gọi là Cordyceps sinensis.
Tên gọi “Cordyceps sinensis” xuất phát từ tiếng Latin với ý nghĩa “cord” là “chùy, gậy”, “ceps” là “đầu” và “sinensis” là “nguồn gốc Trung Quốc”, nghĩa là một loài nấm gắn vào đầu của sâu, có hình giống cây gậy, phần đầu có dạng hình chùy và có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Lịch sử của đông trùng hạ thảo
Theo lịch sử Trung Quốc, một số tài liệu được cho là có khả năng đề cập đến Đông trùng hạ thảo xuất phát từ Trung Quốc năm 620 sau công nguyên, vào thời nhà Đường, tuy nhiên ghi chép này không hoàn toàn rõ ràng về loài này.
Những ghi chép đầu tiên có thể được xác nhận là đề cập đến việc sử dụng đông trùng hạ thảo trong y học, xuất hiện trong văn bản tiếng Tây Tạng “Man ngag bye ba ring bsrel” (tạm dịch: Hướng dẫn bằng miệng về các loài thuốc) được viết vào thế kỷ thứ 15 bởi Zurkhar Nyamnyi Dorje (1439 – 1475).
Năm 1575 tại Trung Quốc, trong cuốn ‘Bản thảo cương mục’ với tên gọi ‘Dong Chong Xia Cao’ hay Đông Trùng Hạ Thảo, danh y Lý Thời Trân – đời nhà Minh đã đưa loài dược liệu này xếp ngang với Nhân sâm về công năng chữa bệnh – thuộc vào loại toàn diện nhất.
Ở phương Tây, Đông trùng hạ thảo lần đầu được phương Tây biết đến vào thế kỷ 17 với tài liệu sớm nhất xuất bản liên quan đến các công dụng của nấm đông trùng hạ thảo từ học giả người Pháp, Perenin Jean Baptiste, khi ông tu tập tại Trung Quốc. Những mô tả chính thức đầu tiên được đưa ra vào năm 1843 bởi nhà khoa học người Mỹ, M.J. Berkeley với tên gọi Sphaeria sinensis.
Đến năm 1878, Saccardo, một học giả người Italy đã chuyển đông trùng hạ thảo nguồn gốc Trung Quốc vào chi Cordyceps, với danh pháp khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và tên gọi này được sử dụng cho đến tận ngày nay
Điều kiện sinh trưởng của đông trùng hạ thảo trong tự nhiên
Đông trùng hạ thảo tự nhiên phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000 m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam.
Ngoài ra còn một số vùng khác tại Châu Á xuất hiện đông trùng hạ thảo như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và Thái Lan
Trong đó loài nấm đông trùng hạ thảo tại Tây Tạng là nổi tiếng nhất về hàm lượng dược chất.
Thị trường đông trùng hạ thảo tự nhiên hiện nay
Đông trùng hạ thảo có nhiều loại khác nhau, được phân loại dựa vào nguồn gốc xuất xứ. Trong đó, đông trùng hạ thảo Tây Tạng có giá đắt nhất khoảng 1-2 tỷ/kg.
Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo nhân tạo cordyceps militaris
Do thời gian phát triển của đông trùng hạ thảo tự nhiên dài, cũng như sự khai thác quá mức từ con người. Vì vậy đông trùng hạ thảo tự nhiên ngày càng quý hiếm và có nguy cơ đứng trên bờ vực tuyệt chủng.
Để giảm bớt áp lực khai thác đông trùng hạ thảo tự nhiên quá mức, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công loại nấm đông trùng hạ thảo nhân tạo, có thể nuôi trồng quy mô công nghiệp và có đặc tính giống như loài tự nhiên.
Lịch sử của đông trùng hạ thảo nhân tạo
Đông trùng hạ thảo nhân tạo được nhân giống từ loại nấm họ hàng của Cordyceps sinensis có tên Cordyceps militaris (L. ex Fr) Link.
Do nấm Cordyceps sinensis nuôi cấy nhân tạo không thể tổng hợp được hoạt chất cordycepin (hoặc chỉ có thể tổng hợp được với một lượng không đáng kể) và có hàm lượng amino acid và D-mannitol thấp hơn so với quả thể của loài này trong tự nhiên.
Vì vậy Cordyceps militaris là một sự thay thế đầy triển vọng cho Cordyceps sinensis vì thành phần định tính và định lượng của các chất có hoạt tính sinh học từ Cordyceps militaris được nuôi cấy trong ống nghiệm không quá thua kém hoặc có phần nhỉnh hơn hàm lượng của các chất trong Cordyceps sinensis.
Điều kiện sinh trưởng của đông trùng hạ thảo nhân tạo
Đông trùng hạ thảo nhân tạo để có thể phát triển tốt cần một điều kiện sống thích hợp, gần giống với môi trường tự nhiên nơi chúng được phát hiện.
Để làm được điều đó, cần nuôi trồng trong phòng thí nghiệm cần sự kiểm soát của con người. Môi trường lý tưởng để đông trùng hạ thảo phát triển có nhiệt độ thấp (18-21 độ), vô trùng, ánh sáng phù hợp từng giai đoạn phát triển, được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thị trường đông trùng hạ thảo nhân tạo hiện nay
Đông trùng hạ thảo nhân tạo được nuôi trồng ở rất nhiều nước trên thế giới. Tùy vào điều kiện nuôi, chất lượng giống mà cho ra những thành phẩm có hàm lượng dược chất khác nhau, giá thành cũng khác nhau.
Thị trường đông trùng hạ thảo nhân tạo hiện nay rất đa dạng, ngoài các thành phẩm như đông trùng hạ thảo tươi, khô, còn có những chế phẩm như đông trùng hạ thảo dạng nước, dạng viên, dạng bột.. nhằm đa dạng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội hiện nay.
Giá đông trùng hạ thảo nhân tạo cũng rất phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Đông trùng hạ thảo nhân tạo dạng tươi có giá từ 100.000 – 400.000đ/hộp 100gr. Dạng khô có giá từ 750.000 – 800.000đ/hộp/10gr.
Tham khảo giá các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo giá bao nhiêu? Giá chi tiết theo kg, lạng
So sánh đặc điểm hình thái của đông trùng hạ thảo tự nhiên và nhân tạo
Thành phần dược chất có trong Đông trùng hạ thảo
Các nghiên cứu trong y học hiện đại cho thấy thành phần của Trùng thảo chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người như:
- 17 loại acid amin khác nhau với tác dụng giúp chuyển hóa và tổng hợp các protein trong cơ thể.
- Các loại vitamin B12, E, K, A, C….
- Các nguyên tố đường đa và vi lượng Mn, Al, K, Na, Mg… tham gia vào hoạt động hoạt hóa, trao đổi chất và coenzym xúc tác.
- Hàm lượng lipid cao giúp tăng cường năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên, khi nhắc tới ĐTHT thì phải kể đến 3 thành phần dược chất quan trọng tạo nên giá trị và thương hiệu cho loại dược thảo này bao gồm:
- Cordycepin: Giúp kháng viêm, kháng virus, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm và ngăn ngừa sự phát triển và phân hạch của tế bào ung thư
- Adenosine: Cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa nhịp tim, tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu và cải thiện hoạt động của cơ bắp.
- Polysaccharides: Giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương, tăng cường khả năng chủ động của cơ chế miễn dịch. Tốt cho việc phục hồi thận hư, bất lực, mộng tinh, đau lưng mỏi gối.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về Đông trùng hạ thảo. Mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về Đông trùng hạ thảo. Đừng bỏ qua loại thực phẩm này vì chúng giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống đấy!