Cách nhận biết đông trùng hạ thảo giả

Đông trùng hạ thảo có hai phần chính là phân con và phần cây

Đông trùng hạ thảo đang ngày càng được người tiêu dùng sử dụng phổ biến để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, việc phân biệt đông trùng hạ thảo giả và thật có thể khiến bạn gặp khó khăn.

Hãy cùng Mailands tìm hiểu trong bài viết này về các cách nhận biết đông trùng hạ thảo thật chính xác và an toàn nhất.

Con đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo giả làm bằng gì?

Nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên thường được làm giả bằng bột bắp, bột mì hay bột đất sét. 

Ngoài ra, một số thương nhân sẽ nhuộm màu, tẩm hóa chất trên đông trùng hạ thảo nuôi cấy nhân tạo là nhộng tằm hoặc sâu chít để làm giả.

Đối với Đông trùng hạ thảo nhân tạo, người nuôi sẽ lựa chọn các giống nấm kém chất lượng có hàm lượng dược chất thấp để nuôi.

Đông trùng hạ thảo được làm giả như thế nào?

Đông trùng hạ thảo thường được các đối tượng làm giả bằng cách đổ khuôn tạo hình cho giống với đông trùng hạ thảo thật.

Tiếp đến đông trùng giả sẽ được ngâm, tẩm với hóa chất để tạo mùi hương và màu sắc 

Tác hại khi ăn phải đông trùng hạ thảo giả là gì?

Trong mỗi con đông trùng hạ thảo giả chứa rất nhiều hóa chất. Do đó, khi ăn phải hàng giả có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, tác động xấu đến chức năng gan, thận, hay gây ra các bệnh ung thư.

4 cách phân biệt đông trùng hạ thảo giả đối với nhóm tự nhiên

Để nhận biết được đông trùng hạ thảo tự nhiên giả một cách chính xác, tốt nhất ta nên xem xét đầy đủ 4 yếu tố bao gồm:

  1. Hình dáng
  2. Thông qua xúc giác (cảm giác khi sờ vào trùng thảo)
  3. Thông qua khứu giác (Mùi hương của trùng thảo)
  4. Thông qua vị giác (Bằng cách nếm thử mùi vị)

Chi tiết các bước tiến hành phân biết đông trùng thật giả như sau:

1. Nhận biết nấm đông trùng giả qua hình dáng

Về hình dáng tổng thể

Đông trùng hạ thảo thật thì có hình dáng giống con tằm. 

Phần thảo hay phần “cây” mọc ra ở phía đầu vật chủ có đường kính mỏng, màu nâu đậm.

Phần trùng hay phần “con” khi còn tươi có dạng con tằm, đường kính to, có màu vàng đến màu nâu, đầu màu đỏ nhạt và có các đường vằn xung quanh rất đặc trưng.

Đông trùng hạ thảo có hai phần chính là phân con và phần cây
Đông trùng hạ thảo có hai phần chính là phân con và phần cây (sợi nấm)

Về chiều dài

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng thật có chiều dài trung bình tổng thể khoảng 5 – 7 cm. Trong đó:

  • Đối với phần sợi nấm có chiều dài khoảng 2 – 3 cm.
  • Đối với phần con có chiều dài khoảng 3 – 5 cm, đường kính 0.3 – 0.8 cm.
Đông trùng hạ thảo thật có phần thân trùng dài 3-5cm và quả thể dài 2-3 cm
Đông trùng hạ thảo tự nhiên thật có độ dài từ 5 – 7 cm.

Về vằn khía

  • Trên cơ thể của phần trùng có khoảng 20 – 30 các đường vằn khía, cứ 3 vằn khía sẽ tạo nên 1 nếp gấp xếp thành vòng quanh thân.
  • Đường vằn khía trên phần sợi nấm thường sâu hơn và nhỏ hơn.

Trên thân của con Đông trùng có khoảng 20-30 vằn khía, cứ 3 vằn khía lại tạo thành 1 vòng tròn

Đặc điểm phần sợi nấm của đông trùng hạ thảo thật

Đối với đông trùng hạ thảo thật phần sợi nấm thường sẽ có các mối nối và chúng rất khớp với nhau nhauNếu quan sát có các dấu hiệu như gắn keo hoặc không khớp thì có khả năng cao là hàng giả.

Phần thảo của con Đông trùng hạ thảo thật có màu nâu
Phần sợi nấm là phần giá trị nhất của đông trùng hạ thảo. Khi đạt đến độ thành thục nhất, gần như toàn bộ dinh dưỡng từ con sâu bướm đã được sử dụng, chuyển hóa thành các dược chất nằm trong phần sợi nấm.

Phần sợi nấm của đông trùng hạ thảo Tây Tạng thật sẽ có 3 màu chính gồm:

  • Phần đầu và cuối của sợi nấm thường có màu nâu sẫm đến đen nhẹ. 
  • Phần giữa có màu nâu cà phê hoặc vàng.
  • Ở những chỗ còn lại thì có màu sáng hơn.

Số chân

Con đông trùng hạ thảo thật có 8 cặp chân.
Con đông trùng hạ thảo thật có 8 cặp chân.

Đông trùng hạ thảo thật có 8 đôi chân bao gồm:

  • 4 đôi chân ở giữa thân sâu là trông rõ nhất.
  • 3 đôi phía trước (gần phần thảo) bị thoái hóa.
  • 1 đôi ở phía sau.

Phần lõi

Đông trùng thật có phần lõi màu trắng, ở giữa lõi có màu đen hình chữ V

Khi bẻ hoặc cắt ngang phần trùng (con) các sản phẩm đông trùng hạ thảo thật sẽ thấy phần lõi có màu trắng, không có xơ và ở giữa lõi có hình chữ V màu đen.  Đây là tuyến tiêu hóa của con sâu bướm trước khi bị nấm đông trùng thảo ký sinh ngoài tự nhiên.

Đặc điểm phần mắt của đông trùng hạ thảo thật

Phần mắt của con Đông trùng hạ thảo thật có màu nâu cánh gián

Với đông trùng hạ thảo thật sẽ có màu nâu cánh gián ánh màu đồng ở ngay chỗ tiếp nối giữa phần thảo và trùng hay còn gọi là phần mắt. 

Còn đông trùng giả sẽ không có điểm này và phần mắt thường có màu đen sậm.

2. Cách kiểm tra đông trùng hạ thảo thật giả qua xúc giác

Trên tay đông trùng hạ thảo
Sử dụng tay để cầm nắm và cảm nhận đông trùng hạ thảo thật giả.

Đối với nấm đông trùng hạ thảo Tây Tạng thật:

  • Khi cầm nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên thật trên tay, bạn sẽ cảm thấy nhẹ như cỏ khô.
  • Khi sờ vào phần con sâu bướm, bạn sẽ cảm giác được những nếp gấp trên thân được hằn sâu rõ ràng.

Đối với nấm đông trùng giả:

  • Khi cầm trên tay bạn sẽ cảm thấy có sức nặng và mùi hăng hắc do được tẩm hóa chất.
  • Các nếp gấp cũng không rõ ràng, phần mắt và chân con đông trùng hạ thỏa cũng không rõ.

3. Phân biệt đông trùng giả qua khứu giác

Đông trùng hạ thảo thật sẽ có mùi hương đặc trưng, rất khó làm giả. 

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng thật có mùi hơi tanh, vị nấm rơm.

Khi hơ lửa phần sâu nhộng ở nhiệt độ 50-60 độ C sẽ có mùi thơm đặc trưng của ấu trùng được nướng chín.

Đông trùng hạ thảo giả chỉ có mùi tanh nồng với vị nấm, đôi khi còn có mùi hóa chất hăng nồng nếu như được tẩm hóa chất nhằm gian lận về số cân nặng hoặc nhuộm màu lưu huỳnh.

4. Phân biệt trùng thảo giả qua vị giác

Nếu được phép, bạn hãy nếm thử phần thảo của nấm đông trùng hạ thảo. Đây là cách đơn giản nhận biết nấm đông trùng giả.

Nếu bạn ăn thử đông trùng hạ thảo thật sẽ có mùi hơi tanh, bùi ngậy và có mùi thơm giống thịt gà.

Nhai đông trùng giả có mùi nồng của đất, có độ cứng giống bột đất sét, khi nhai lâu thường bị dính răng.

Cách nhận biết đông trùng hạ thảo nuôi cấy nhân tạo giả, kém chất lượng

Đông trùng dạng sợi được nuôi cấy
Đông trùng dạng sợi được nuôi cấy nhân tạo.

Đông trùng hạ thảo nuôi cấy tại Việt Nam dựa trên chủng nấm Cordyceps militaris có màu cam, gần tương tự như đông trùng hạ thảo Hàn Quốc.

Nấm đông trùng hạ thảo nuôi nhân tạo có màu cam đậm do được trải qua quy trình sấy thăng hoa và chiếu xạ ngừa nấm mốc. Còn sản phẩm đông trùng hạ thảo làm giả có màu sắc nhợt nhạt, sợi nấm xấu và không qua chiếu xạ nên dễ bị nấm mốc.

Tuy nhiên, chỉ với những điểm phân biệt như vậy rất khó để những ai không có chuyên môn có thể phân biệt được sự thật giả của đông trùng hạ thảo nuôi cấy. Để phân biệt được chính xác, chúng ta cần phải có những thiết bị hiện đại trong phòng thí nghiệm.

Do đó, để đảm bảo an toàn bạn nên mua đông trùng hạ thảo nuôi cấy từ các đơn vị kinh doanh có uy tín, có thể cung cấp đầy đủ giấy tờ kiểm định rõ ràng về chất lượng hàng hoá, sản phẩm. Bởi vì nếu không may mua nhầm hàng giả có thể dẫn đến rất nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Kết luận

Có thể thấy Đông trùng hạ thảo có giá trị kinh tế cao nên được làm giả rất tinh vi và khó phát hiện. Vì vậy, cần nắm rõ được cách phân biệt thông qua:

  • Đặc điểm bên ngoài( hình dáng, màu sắc, kích thước, cấu tạo..), 
  • Mùi vị đặc trưng
  • Cấu tạo 2 phần quả thể và ký chủ( hoặc đế nấm)
  • Trọng lượng

Trên đây Dược Thảo Mailands đã chia sẻ, tổng hợp lại cách nhận biết đông trùng giả, kém chất lượng với đông trùng hạ thảo thật.

Hy vọng sẽ giúp bạn đọc biết cách phân biệt nấm đông trùng giả và thật. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận bên dưới phần Comment để được giải đáp và tư vấn.

Kim Xuyến

Bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *