Giá trị dinh dưỡng và dược lý của Đông trùng hạ thảo rất cao. Sử dụng Đông trùng hạ thảo hàng ngày đúng cách có thể đóng vai trò bồi bổ cơ thể rất tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được, vậy nhưng đối tượng nào không dùng được Đông trùng hạ thảo?
Những đối tượng nên sử dụng Đông trùng hạ thảo
- Người lớn tuổi, suy nhược, ốm yếu
- Người có hệ miễn dịch kém, dễ ốm bệnh
- Người có vấn đề về gan, thận, tim mạch
- Suy giảm chức năng sinh lý nam/nữ
- Người có nhu cầu tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật
10 đối tượng không được dùng Đông trùng hạ thảo
Nếu thuộc 1 trong 10 đối tượng sau đây, bạn nên cân nhắc việc sử dụng Đông trùng hạ thảo.
1. Trẻ em dưới 5 tuổi
Khi trẻ còn còn dưới 5 tuổi thì tuyệt đối không được sử dụng Đông trùng hạ thảo. Thành phần trong Trùng thảo có tác dụng tương tự như Nội tiết tố Nam Androgen. Điều này có thể dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ em.
Ngoài ra các thành phần khác trong dược thảo cũng có thể khiến trẻ dị ứng. Trẻ em là đối tượng dễ bị các triệu chứng dị ứng. Do đó, trẻ nhỏ không được khuyến khích ăn trùng thảo.
Bạn có thể đọc bài viết: Trẻ em có uống được đông trùng hạ thảo và bao nhiêu tuổi thì uống được.
2. Bệnh nhân rối loạn đông máu

Đông trùng hạ thảo không dùng được cho bệnh nhân bị rối loạn đông máu, hoặc đang dùng các loại thuốc chống đông máu. Các thành phần dược chất trong đông trùng có thể làm tăng nguy cơ bầm tím hoặc chảy máu (do tác dụng cầm máu của Đông trùng hạ thảo).
3. Bệnh liên quan đến tự miễn dịch

Không được dùng Đông trùng hạ thảo với các bệnh liên quan đến tự miễn dịch như: đa xơ cứng, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Graves. Vì Đông trùng hạ thảo có khả năng kích hoạt miễn dịch, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
4. Phụ nữ mang bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Trong 3 tháng đầu cơ thể phụ nữ mang bầu thường chưa ổn định. Ngoài ra thành phần của Trùng thảo có chứa một số thành phần dược tính nhất định. Do đó để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, không nên sử Đông trùng hạ thảo trong giai đoạn này.
5. Người dễ bị dị ứng không nên dùng Đông trùng hạ thảo

Một số người nhạy cảm có thể sẽ bị nổi mề đay, ngứa da sau khi sử dụng Trùng thảo. Nếu trước đây bạn có tiền sử bị dị ứng với nấm mốc hoặc nấm men thì không nên dùng đông trùng. Nó có thể gây ra các phản ứng là dị ứng.
6. Người đang bị nóng trong
Những người có triệu chứng nóng trong hay nội nhiệt thường ở trong tình trạng luôn cảm thấy khó chịu, ra mồ hôi ở tay chân, nổi nhiều mụn nhọt, mất ngủ về đêm.
Người nội nhiệt khi ăn trùng thảo có thể khiến cơ thể nóng hơn. Các triệu chứng có thể đi kèm như cơ thể nặng nề, táo bón, lưỡi vàng…
7. Người chuẩn bị tiến hành phẫu thuật

Hãy ngưng sử dụng hai tuần trước khi phẫu thuật. Thành phần của Đông trùng hạ thảo sẽ làm máu khó đông hơn, ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.
Thay vào đó, bạn nên sử dụng Đông trùng hạ thảo sau khi phẫu thuật.
Ăn đông trùng sau khi phẫu thuật có thể ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn. Ngoài ra, dược thảo còn có thể cải thiện chức năng cơ quan trong cơ thể người. Đặc biệt là bảo vệ tim mạch, cải thiện chức năng gan và bảo vệ tế bào gan. Điều này có ý nghĩa điều trị lớn đối với bệnh nhân suy nhược sau phẫu thuật.
Bạn có thể tham khảo bài viết Đông trùng hạ thảo với tim mạch. Bài viết về tác dụng và khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch như: rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim.
8. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt
Trong thời kỳ kinh nguyệt, do mất máu nhiều nên cơ thể phụ nữ sẽ suy nhược và sức đề kháng tương đối kém. Vì vậy một số chị em muốn bồi bổ cơ thể bằng cách ăn đông trùng hạ thảo.
Trên thực tế, thời kỳ kinh nguyệt không phù hợp để bổ sung trùng thảo. Đông trùng hạ thảo có tác dụng cầm máu. Do đó, khi ăn sẽ làm chậm lưu thông máu và gây đau bụng dưới. Vì vậy, tốt nhất chị em không nên dùng đông trùng hạ thảo trong thời kỳ kinh nguyệt để tránh tác dụng phụ.
Tìm hiểu thêm:
9. Khi bị cảm và sốt không dùng Đông trùng hạ thảo
Khi bị sốt không nên ăn Đông trùng hạ thảo. Do trùng thảo có tính ấm, khi sử dụng sẽ khiến thân nhiệt tăng lên. Ăn Đông trùng hạ thảo lúc này sẽ không mang đến nhiều lợi ích. Thay vào đó khiến tình trạng sốt trầm trọng hơn như: hồi hộp, khó thở và phù nề tay chân.
Bạn có thể sử dụng Trùng thảo sau khi cơ thể đã hết sốt. Lúc này các món ăn chế biến từ Đông trùng hạ thảo sẽ giúp cơ thể bạn bình phục sau khi ốm dậy.
10. Người chuẩn bị xét nghiệm máu không nên dùng Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo có thể can thiệp vào các giá trị của kết quả xét nghiệm máu. Do đó, vui lòng không sử dụng dược thảo trước khi xét nghiệm. Trong trường hợp bạn đã uống đông trùng trước lúc xét nghiệm thì phải thông báo ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết.
Thông tin mở rộng (Bonus)
Trong phần này, Dược thảo Mailands sẽ trả lời bạn những câu hỏi về Đông trùng hạ thảo với một số bệnh.
Kết luận
Có thể thấy Đông trùng hạ thảo rất bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, bạn vẫn phải hết sức lưu ý về các đối tượng không được sử dụng Tùng thảo.
Ngoài ra, dược thảo cần phải đạt chất lượng tốt để phát huy hết tác dụng. Do đó bạn nên lựa chọn các sản phẩm Đông trùng hạ thảo chất lượng và có thương hiệu lâu năm như Dược thảo Mailands.
Tìm hiểu thêm:
- Tác dụng của Đông trùng hạ thảo với phổi: Dược thảo đóng vai trò là thuốc bổ phổi và phục hồi chức năng cho người tổn thương phổi như: người hút thuốc, bệnh nhân hậu covid…
- Người cao tuổi dùng Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?: Đông trùng có tác dụng rất tốt như: tăng cường khả năng vận động, tốt cho tim mạch, thận, xương khớp… cho người già
- Cách bảo quản Đông trùng hạ thảo? 3 kinh nghiệm giúp bảo quản Trùng thảo (tươi và khô) khỏi loại mọi nấm mốc.
toi rat thich dong trung hathao
Cam ơn chị.
Cảm ơn chị. Loài nấm này quả thật rất thú vị và có nhiều lợi ích với sức khỏe con người.