Hướng Dẫn Cách Nuôi Đông Trùng Hạ Thảo

Khu nuôi trồng đông trùng hạ thảo dành cho khách tham quan được Mailands xây dựng tại 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Hà Nội.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi đông trùng hạ thảo từ A đến Z.

Bạn sẽ tìm hiểu về điều kiện cần để nuôi đông trùng hạ thảo, kỹ thuật nuôi trồng, cũng như cách thu hoạch. 

Để nuôi đông trùng hạ thảo thành công, bạn cần có sự chăm chỉ, tỉ mỉ và kiên nhẫn. Nhưng với những hướng dẫn chi tiết và thông tin từ chúng tôi, bạn sẽ dễ dàng nuôi đông trùng hạ thảo một cách thành công.

Mục lục bài viết:

Nuôi đông trùng hạ thảo chuẩn bị gì?

Cách nuôi đông trùng hạ thảo
Nấm đông trùng hạ thảo được nuôi cấy qua các giai đoạn.

Nuôi cấy đông trùng hạ thảo đòi hỏi kỹ thuật cao và máy móc hiện đại, nhưng nếu làm đúng quy trình thì việc nuôi cấy thành công là không khó.

Sau đây là chi tiết các yêu cầu mà bạn cần chuẩn bị để nuôi đông trùng hạ thảo.

1. Yêu cầu đối với các dụng cụ để nuôi cấy đông trùng hạ thảo

– Các loại dụng cụ thí nghiệm

Các dụng cụ cần để phúc vụ nuôi trồng đông trùng hạ thảo cần chuẩn bị bao gồm: Cân điện tử 4 số, que cấy vi sinh, bình tam giác, cốc đong

Các dụng cụ hỗ trợ nuôi đông trùng hạ thảo gồm: Cân điện tử 4 số, que cấy vi sinh, bình tam giác, cốc đong.

– Thiết bị tiệt trùng

Thiết bị tiệt trùng dụng cụ nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Thiết bị dùng để bị tiệt trùng các dụng cụ trong quá trình nuôi đông trùng hạ thảo bao gồm:

  • Tủ sấy đối lưu cưỡng bức
  • Nồi hấp tiệt trùng

2. Các yêu cầu về hệ thống phòng nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Để tiến hành nuôi trồng Đông trùng hạ thảo, chúng ta cần chuẩn bị:

1. Phòng cấy: Để thực hiện các khâu nhân giống đông trùng hạ thảo

Phòng cấy đông trùng hạ thảo với các nhân viên đang làm việc bên trong.
Phòng cấy đông trùng hạ thảo.
  • Trang bị hệ thống điều hòa thoáng mát
  • Hệ thống đèn uv: để diệt khuẩn cả phòng
  • Tủ cấy sinh học: Các công đoạn cấy và quá trình chuyển giống của nấm đông trùng đều được thực hiện trong các tủ cấy để đảm bảo an toàn.
  • Các kệ, giá đựng đồ

Lưu ý:

Phòng cấy luôn được lau chùi, vệ sinh sạch sẽ bằng cồn 70 độ. Các nhân viên khi ra vào phòng cần trang bị đồ bảo hộ đầy đủ.

2. Phòng nuôi lắc: Phòng nhân giống dịch thể (giống cấp 2)

Hệ thống máy lắc trong phòng nuôi lắc.
Hệ thống máy lắc trong phòng nuôi lắc.
  • Trang bị hệ thống điều hòa: duy trì nhiệt độ từ 22 – 24 độ C.
  • Hệ thống chiếu sáng liên tục: kích thích bào tử nấm phát triển, tạo nên màu vàng đặc trưng của các bình giống cấp 2 Đông trùng hạ thảo.
  • Hệ thống máy lắc: duy trì ở 150 – 170 vòng/ phút. Tốc độ và vòng lắc ảnh hưởng nhiều đến kích thước, mật độ và chất lượng của giống.

3. Yêu cầu về phòng ủ tối trong nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Mục đích: tạo môi trường lạnh khô như mùa đông ở cao nguyên Tây Tạng.

  • Hệ thống điều hòa, duy trì nhiệt độ từ 18-20 độ C.
  • Cần che kín các cửa sổ, hạn chế ánh sáng, giúp kích thích hệ sợi nấm phát triển.

4. Phòng nuôi đông trùng hạ thảo

Hệ thống phòng nuôi Đông trùng hạ thảo
Hệ thống phòng nuôi đông trùng hạ thảo.

Các hộp nấm sau khi đã ăn kín bề mặt cơ chất, sẽ được chuyển sang phòng nuôi kích thích tạo quả thể. Hệ thống phòng nuôi của Mailands được trang bị đầy đủ:

  • Điều hòa: duy trì nhiệt độ từ 18-24 độ C
  • Hệ thống cấp ẩm tự động
  • Các thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm: giúp theo dõi chính xác nhiệt độ, độ ẩm trong phòng nuôi. Đảm bảo môi trường thuận lợi nhất cho nấm phát triển.
Thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm trong phòng nuôi đông trùng hạ thảo.
Thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm trong phòng nuôi đông trùng hạ thảo.
  • Hệ thống các kệ, giá nuôi
  • Hệ thống chiếu sáng: đảm bảo tất cả các hộp nấm Đông trùng hạ thảo nhận được đủ ánh sáng.

Để Đông trùng hạ thảo có chất lượng cao nhất, phòng nuôi sẽ được điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thời gian chiếu sáng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nấm.

5. Phòng thu hoạch

Đông trùng hạ thảo sau 60 ngày nuôi cấy, sẽ được thu hoạch, phân chia ra các phần khác nhau. Và các phần có các hình thức chế biến khác nhau:

  • Phần quả thể: chứa lượng lớn hoạt chất, và có giá nhất sẽ được sấy thăng hoa (sấy lạnh -50 độ C) để giữ nguyên hàm lượng chất. Hiện tại, Mailands đang sử dụng máy sấy với công suất 20kg quả thể tươi/ ngày. Đảm bảo các quả thể được sấy và bảo quản ngay sau khi thu hoạch.
Máy sấy thăng hoa đông trùng hạ thảo.
Máy sấy thăng hoa đông trùng hạ thảo.
  • Ngoài ra, các phần khác như: đế đông trùng hạ thảo, diềm đế đông trùng hạ thảo cũng cần được sấy nóng để pha trà hoặc ngâm rượu.
Máy sấy nóng dùng để sấy phần đế, diềm đế đông trùng hạ thảo.
Tủ sấy nóng (80 độ C) dùng để sấy các sản phẩm phụ của đông trùng hạ thảo. Quy trình sấy khép kín giúp làm khô một cách chủ động, đồng thời giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hướng dẫn cách nuôi đông trùng hạ thảo

(Quy trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo của Mailands)

Giai đoạn 1: Chọn giống gốc

Giống gốc đông trùng hạ thảo
Giống gốc đông trùng hạ thảo.

Vựa lựa chọn giống gốc đạt chuẩn là bước quan trọng nhất trong sản xuất đông trùng hạ thảo.

Các tiêu chí của một giống gốc tốt có thể kể đến như: có tơ xốp, màu vàng đậm, không mốc hay nhiễm khuẩn.

Giai đoạn 2: Nhân giống đông trùng hạ thảo cấp 1

Môi trường sử dụng để nuôi cấy giống cấp 1 là môi trường PGA. Đầu tiên, tiến hành cấy giống vào môi trường PGA bằng phương pháp cấy chấm điểm và đưa đi nuôi ở điều kiện nhiệt độ 25 độ C, độ ẩm 80%, pH=7 trong 10 ngày, không có ánh sáng.

Giống cấp 1 đông trùng hạ thảo.
Giống cấp 1 đông trùng hạ thảo.

Sau 10 ngày tiến hành chọn các chủng giống có hệ sợi đều đẹp khuẩn lạc đạt đường kính 20mm trở lên, hệ sợi có màu trắng, phát triển đồng đều về đường kính khuẩn lạc để làm vật liệu cho quá trình nhân giống cấp 2.

Giai đoạn 3: Nhân giống cấp 2

Môi trường nuôi cấy giống cấp 2 là môi trường lỏng gồm có glucozo, các vitamin và nguyên tố vi lượng.

Bình giống cấp 2 đông trùng hạ thảo sau 7 - 10 ngày nuôi cấy.
Bình giống cấp 2 đông trùng hạ thảo sau 7 – 10 ngày nuôi cấy.

Giống sau 10 ngày nuôi trên môi trường PAG được cắt thành các mảnh nhỏ có kích thước 1,5 cm và cấy vào môi trường dịch thể rồi tiến hành nuôi lắc ở tốc độ 150 vòng/phút với nhiệt độ là  22 độ C, độ ẩm 80% và ở trong phòng tối.

Giai đoạn 4: Cấy giống vào cơ chất tổng hợp

Tiến hành cấy giống cấp 2 vào phần cơ chất là hỗn hợp xay của gạo lứt, nhộng xay, nước dừa, khoai tây, …

Lưu ý, mỗi một hộp giống tiến hành cấy 12ml dịch giống và trải đều khắp bề mặt cơ chất môi trường.

Sau khi cấy xong giống cấp 2 tiến hành nuôi ở môi trường nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng lần lượt là 20 độ C, độ ẩm 80% và không có ánh sáng trong 5 ngày để hệ sợi phát triển kín bề mặt cơ chất.

Giai đoạn 5: Nuôi sợi đông trùng hạ thảo

Sự phát triển của nấm đông trùng hạ thảo trong giai đoạn nuôi-sợi

Cấy trùng thảo vào các lọ cơ chất, để tạo ra các tế bào gốc. Sau đó chuyển mô cấy tới phòng tối với độ ẩm từ 75 – 80%, nhiệt độ từ 18 – 20 độ C. 

Sau thời gian từ 10 – 12 ngày, sợi nấm phát triển dài, kín bề mặt của môi trường sinh khối sẽ chuyển sang giai đoạn tạo quả thể.

Giai đoạn 6: Tạo quả thể

Đưa sợi nấm vào phòng sáng để kích thích tạo quả thể. Phòng phải giữ nhiệt độ từ 18 – 20 độ C và độ ẩm từ 75 – 80 độ C. 

Mỗi ngày được chiếu sáng ít nhất 12 tiếng với cường độ 1000 Lux. Sau 15 ngày sẽ xuất hiện những sợi nấm li ti và bắt đầu chuyển sang giai đoạn nuôi cuối cùng.

Chú ý: Cần mở cửa phòng 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút vào sáng sớm và chiếu tối để không khí trong phòng nuôi được lưu thông. Sau 15 ngày sẽ xuất hiện những sợi nấm li ti và bắt đầu chuyển sang giai đoạn nuôi cuối cùng.

Giai đoạn 7: Nuôi quả thể phát triển thành cây

Sợi quả thể đang phát triển thành cây.
Sợi quả thể đang phát triển thành cây.

Giai đoạn này nhiệt độ môi trường vẫn giữ nguyên như giai đoạn đầu nhưng độ ẩm sẽ tăng lên 5%. Thời gian chiếu sáng vẫn là 12 tiếng nhưng cường độ chiếu sáng chỉ còn 700 Lux.

Trong thời gian này, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời các cá thể nấm bị mốc hoặc bị nhiễm bệnh.

Sau thời gian 2 tháng, ngọn đông trùng hạ thảo mọc dài và trở thành bào tử nấm và chuyển màu sẽ tiến hành thu hoạch.

Sợi nấm đông trùng hạ thảo phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Giai đoạn 8: Thu hoạch

Khi ngọn nấm bắt đầu chuyển sang màu vàng đậm hơn hoặc màu sẫm hơn màu ở phần thân thì có thể thu hoạch.

Nấm đông trùng hạ thảo được thu hoạch bằng cách ngắt hết phần sợi nấm mọc ra trên phần đế cơ chất tổng hợp.

Kết luận

Chúng tôi hy vọng rằng bài viết cách nuôi đông trùng hạ thảo của Mailands đã giúp bạn có được một cái nhìn tổng quan về việc nuôi đông trùng hạ thảo và giúp bạn có thể nuôi thành công.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo là một công việc yêu cầu sự chính xác và kiên nhẫn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào trong quy trình cách nuôi đông trùng hạ thảo hãy liên hệ với chúng tôi.

Với quy trình nuôi cấy bài bản, khoa học mà đông trùng hạ thảo Mailands là một trong những thương hiệu đông trùng hạ thảo uy tín có hàm lượng dược chất cao nhất tại thị trường Việt Nam. 

Câu hỏi thường gặp

#1. Có thể nuôi đông trùng hạ thảo tại nhà không?

Câu trả lời là . Quá trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo tuy đòi hỏi đến kỹ thuật nhưng nếu bạn thực hiện đúng quy trình và trang bị đầy đủ thiết bị thì việc nuôi tại nhà là khả thi.

#2. Giống nấm để nuôi nấm đông trùng hạ thảo là gì?

Giống nấm đang được sử dụng để nuôi cấy đông trùng nhân tạo hiện nay là Cordyceps Militaris. Nói qua về giống nấm này thì đây là giống phù hợp nhất cho việc nuôi cấy nhân tạo bởi khả năng thích ứng tốt với môi trường nuôi nhân tạo, cùng với đó là sản lượng ấn tượng.

Để tìm hiểu nhiều hơn bạn có thể tham khảo bài viết: Cordyceps militaris là gì? 

#3.Chi phí đầu tư nuôi đông trùng hạ thảo là bao nhiêu?

Chi chí đầu tư ban đầu để nuôi đông trùng hạ thảo đối với hộ gia đình, kinh doanh nhỏ lẻ ban không quá cao. Cụ thể:

  • Với những máy móc, thiết bị tầm khoảng 50.000.000 – 70.000.000 VNĐ.
  • Diện tích nuôi phải đáp ứng tối thiểu 10 – 15m2/ 1 phòng.
  • Giá nguyên liệu để trồng đông trùng không quá cao, dễ mua ngoài thị trường.

Tìm hiểu thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *