Dây đau xương – Tác dụng và cách dùng của nó

dây đau xương

Từ xa xưa, dây đau xương được người dân biết đến là bài thuốc quý dùng để chữa các bệnh liên quan đến xương khớp như phong tê thấp, đau thần kinh tọa….Vậy dây đau xương có những tác dụng như thế nào? cách dùng ra sao? Hãy cùng Dược thảo Mailands tìm hiểu về loại thuốc Nam này nhé.

Tìm hiểu thêm:

Dây đau xương là gì?

Cây dây đau xương

  • Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
  • Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr
  • Những tên gọi khác như: tục cốt đằng, cây khoan cân đằng, khau năng cấp,…
Cây dây đau xương
Cây dây đau xương

Thành phần hóa học trong dây đau xương

  • Các dẫn chất sesquiterpen, diterpenoid (như tinosinensid A, B; menispermacid), dinorditerpenoid và triterpenoid.
  • Lignan (lirioresino-β-dimethyl ether, (-)-pinoresinol-4-O-β-D-glucopyranosid, lirioresino-β-dimethyl ether; 8’-epitanegool; tinosposid và các dẫn xuất).
  • Alkaloid (berberin, magnoflorin, stepharanin, palmaturbin, palmatin, jatrorrhizin, decarin, iwamid).
  • Các flavonoid.
  • Steroid.
  • Polysaccharid (arabinogalactan).

Đặc điểm nhận dạng 

  • Dây đau xương là một loại cây có thân hình dây leo, chiều dài từ 7-8 m, với các cành dài rủ xuống.
  • Ban đầu, khi cây mới leo, cành có lông, nhưng sau đó phát triển lớp vỏ nhẵn mịn.
  • Lá cây có hình trái tim, phía cuối tròn và lõm, đỉnh lá nhọn và hẹp, có lông tơ ở mặt dưới, nên nó có màu trắng nhạt. Kích thước lá dài từ 10-20 cm, rộng từ 8-10 cm và tỏa thành hình chân vịt.
  • Hoa của dây đau xương mọc đơn lẻ hoặc thành chùm ở nách lá, dài khoảng 10 cm, có lông màu trắng nhạt.
  • Quả chín có màu đỏ và chứa dịch nhầy.
Đặc điểm nhận dạng cây dây đau xương
Đặc điểm nhận dạng cây dây đau xương

Phân bố 

  • Cây dây đau xương phát triển tự nhiên khắp các vùng núi và đồng bằng Việt Nam. Nó được coi là một loại dược liệu quý trong dân gian, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
  • Đặc biệt, tại vùng Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái…) cây được trồng rộng rãi tại nhà dân, để chữa các triệu chứng tê thấp, đau nhức xương khớp, mệt mỏi toàn thân hoặc được dùng như một loại thuốc bổ.

Bộ phận sử dụng của dây đau xương

  • Có thể dùng thân và lá của cây dây đau xương.
  • Thân cắt ngắn thành từng đoạn dài 20 – 30cm, phơi hoặc sấy khô.
  • Lá thường dùng tươi.

Những tác dụng của cây dây đau xương

Đặc tính của cao dây đau xương là có vị đắng, tính mát nên lành tính, dễ sử dụng và áp dụng được cho nhiều đối tượng.

Theo Đông Y, vị thuốc này có công dụng trừ thấp, hỗ trợ gân cốt khở mạnh, giúp điều trị được các bệnh về xương khớp như:

  • Đau lưng, đau cổ, mỏi gáy, mỏi gối, thoát vị đĩa đệm, phong tê thấp…
  • Chữa triệu chứng tê thấp, đau nhức xương khớp, bong gân, sai khớp
  • Làm thuốc bổ, chữa suy nhược cơ thể
  • Điều trị rắn cắn
  • Giúp giảm đau lưng, mỏi gối do thận hư
  • Hỗ trợ tiêu hóa, trị khó tiêu
  • Hạ sốt, điều trị vàng da
  • Chữa loét
  • Điều trị viêm phế quản
  • Chữa bệnh gan
  • Chữa bệnh ngoài da như tổ đỉa
  • Điều trị các bệnh về tiết niệu.
Tác dụng của cây dây đau xương
Tác dụng của cây dây đau xương

Theo Y học hiện đại, cây dây đau xương có thể:

  • Ức chế hoạt động co thắt cơ trơn do acetylcholin và histamin gây ra trong các thí nghiệm trên ruột cô lập.
  • Trên động vật, dây đau xương ảnh hưởng đến huyết áp, ức chế thần kinh trung ương, có tác dụng hiệp đồng với thuốc an thần và thuốc ngủ, cũng như lợi tiểu.
  • Chiết xuất methanol từ thân cây có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường, các biến chứng liên quan trên chuột bị tiểu đường.
  • Các Alkaloid trong chiết xuất h-hexan từ rễ cây có tác dụng chống ung thư, đặc biệt là đối với tế bào ung thư ruột kết.

Có thể bạn muốn tìm hiểu:

Cách dùng cây dây đau xương

  • Liều lượng khi sử dụng dưới dạng sắc nước thường là 10-12 gram, kết hợp với các dược liệu khác.
  • Có thể dùng để uống hoặc xoa bóp ngoài da. Theo kinh nghiệm dân gian, phần thân cây được cho là có tác dụng mạnh hơn so với lá.

Tìm hiểu thêm qua video sau: 

Một số bài thuốc từ dây đau xương

Dựa vào các thành phần hóa học có trong cây đau xương, mà người ta chế biến ra những liều thuốc khác nhau để điều trị bệnh. Trong đó có các bệnh như:

  • Bài thuốc trị đau lưng, mỏi gối do thận hư: Dùng củ mài, thỏ ty tử, dây đau xương, rễ cỏ xước (mỗi loại 12 gram); đỗ trọng, cốt toái bổ, tỳ giải (mỗi loại 16 gram. Sau đó, mang đi ngâm rượu hoặc sắc nước uống, giúp giảm đau lưng, mỏi gối.
  • Bài thuốc trị rắn cắn: Dùng 20 gram lá tía tô, dây đau xương, 50 gram rau sam, 30 gram lá thài lài. Giã nát, chắt nước uống; bã đắp lên vết rắn cắn để giảm độc.
  • Bài thuốc trị bong gân, sai khớp: Dùng lá tầm gửi khế, hạt máu chó, dây đau xương, lá bưởi bung, hồi hương, hạt trấp, đinh hương, vỏ sòi, lá náng, lá canh châu, huyết giáp, gừng sống, lá thầu dầu tía, mủ xương rồng bà, quế chi, củ nghệ, lá mua, vỏ núc nác, lá kim cang (hàm lượng giống nhau). Đem đi giã nhỏ, sao nóng, chườm lên vùng bị tổn thương.
  • Bài thuốc trị thấp khớp: Sử dụng các dược liệu hoàng nàn chế, dây đau xương, độc lực, thổ phục linh, lá lốt, hoàng lực, ngưu tắc, kê huyết đằng, rễ bưởi bung, tầm xuân và huyết giác (hàm lượng các vị giống nhau). Chế thành cao hoặc sắc uống hàng ngày với 6 gram thuốc.
  • Bài thuốc trị đau nhức xương khớp: Thái nhỏ dây đau xương, sao vàng, ngâm rượu (tỷ lệ 1:5). Uống 3 lần/ngày hoặc sắc nước uống 15-20 ngày. Có thể đắp lên vùng đau nhức.
  • Bài thuốc trị sưng đau bàn chân, đầu gối: Dùng 20 gram cam thảo dây, cao dây đau xương, cốt khí củ, đơn gối hạc, rễ tầm xoọng. Sắc nước uống liên tục 7-21 ngày.
  • Bài thuốc trị đau nhức do phong thấp: Dùng 20 gram rễ tầm xoọng, cam thảo, cốt khí củ, đơn gối hạc, lá lốt, cây dây đau xương, rễ cỏ xước. Sắc nước uống đều đặn trong 1 tháng.
  • Bài thuốc trị đau, tê mỏi tay ở người cao tuổi: Dùng cây xấu hổ, kim ngân hoa, hy thiêm, cà gai leo, thiên niên kiện, cỏ xước, thổ phục linh, ké đầu ngựa, dây đau xương. Sắc nước rồi chế thành rượu thuốc uống hàng ngày.
  • Bài thuốc trị đau mỏi xương do phong tê thấp: Dùng 6 gram mỗi loại quế chi, cỏ xước, thiên niên kiện, độc hoạt, dây đau xương, rễ bưởi bung và các vị khác. Sắc nước uống mỗi ngày một thang hoặc ngâm rượu dùng 25ml/lần, 2 lần/ngày.

Hoặc để tiết kiệm thời gian chế biến cũng như có hiệu quả cao hơn trong điều trị xương khớp, bạn có thể tìm hiểu về Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps Xương Khớp. Sản phẩm này không chỉ chứa cao dây đau xương mà còn kết hợp với nhiều thành phần quý, bổ dưỡng khác như: Nhũ Hương, Sụn vi cá mập, Cao Ngũ Gia Bì, Cao Dây Đau Xương, Cao Sinh Khương, Thủy Phân, MSM…. rất tốt cho hệ xương.

Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps Xương Khớp nhận được đánh giá cao từ người tiêu dùng
Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps Xương Khớp nhận được đánh giá cao từ người tiêu dùng

Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps Xương Khớp được Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y Tế cấp phép và công bố đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm. Sản phẩm không những nhưng nhận được đánh giá cao từ khách hàng đã sử dụng, mà còn đạt tiêu chuẩn FDA của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.

Chứng nhận an toàn thực phẩm FDA

Quà tặng đông trùng hạ thảo cũng là món quà quý giá dành tặng cho người thân và các đối tác quan trọng của bạn. Nếu bạn quan tâm về sản phẩm thì liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!

Một số lưu ý khi sử dụng cây dây đau xương

Ưu điểm của cao dây đau xương là giảm đau nhức xương khớp, không gây tác dụng phụ và có thể dùng lâu dài. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú chỉ nên dùng khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Dược liệu dễ bị ẩm mốc, không dùng nếu phát hiện mốc.
  • Sử dụng đơn lẻ cây đau xương thường không đạt hiệu quả cao. Phương pháp thu hái và chế biến còn thô sơ, chưa khai thác hết hoạt chất.
  • Khi sử dụng cây đau xương để điều trị bệnh, cần thận trọng với những người có tạng hàn.
  • Mặc dù các bài thuốc từ cây dây đau xương khá an toàn và có thể sử dụng lâu dài, nhưng để đạt hiệu quả tốt, cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và luyện tập hợp lý.

Kết luận

Và đó là những thông tin về cây dây đau xương mà chúng tôi chia sẻ, với nhiều tác dụng nổi bật trong việc giảm đau, chống viêm, đã được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian và y học cổ truyền. Các nghiên cứu hiện nay cũng cho thấy cây dây đau xương có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp.

Tuy nhiên, việc sử dụng cây dây đau xương cần được thực hiện cẩn thận và theo hướng dẫn của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *