Tổ yến, được biết đến với tên gọi yến sào, không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn là dược liệu quý từ thiên nhiên. Tuy nhiên, để bảo quản yến đúng cách và duy trì chất lượng của nó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trải qua nhiều quy trình và giai đoạn, từ yến thô đến sơ chế và chế biến yến, mỗi giai đoạn đều đòi hỏi một cách bảo quản khác nhau để giữ nguyên hương vị và giá trị dinh dưỡng.
Hãy cùng Dược thảo Mailands tìm hiểu cách bảo quản yến thô đúng cách để nâng cao sức khỏe và hiệu quả sử dụng trong bài viết hôm nay.
Mục lục bài viết:
Các loại tổ yến và thời gian bảo quản
Tổ yến, hay còn được biết đến là yến sào, được kết tinh từ nước bọt của chim yến trắng hoặc chim yến đen. Tổ yến vốn được biết đến như một nguồn thực phẩm với giá trị dinh dưỡng cao cùng mức giá khá đắt đỏ. Để tận dụng hết lợi ích mà tổ yến mang lại, việc hiểu rõ cách bảo quản yến tươi một cách tối ưu không chỉ giúp bạn hấp thụ đầy đủ giá trị dinh dưỡng của yến mà còn không lãng phí số tiền bỏ ra.
Tổ yến thô được phân thành 3 loại và có thời gian bảo quản riêng biệt.
Tổ yến thô
Tổ yến thô còn chứa lông là tổ yến mới được khai thác, chưa trải qua các quy trình xử lý và có thể bảo quản gần như vô thời hạn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng yến thô sau khi khai thác trong khoảng 2 – 3 năm, để đảm bảo chất lượng tốt nhất của yến.
Tổ yến tinh chế
Tổ yến tinh chế là yến đã trải qua quá trình sơ chế, loại bỏ lông và các tạp chất. Thời hạn sử dụng của loại yến này khoảng 2 năm. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng tốt nhất, bạn nên sử dụng yến trong khoảng 1 năm sau khi mua. Đặc biệt, nếu bạn không bảo quản đúng cách, tổ yến có thể bị hỏng và gây lãng phí.
Thời gian bảo quản cho tổ yến thô đã được sơ chế nhưng chưa được sấy khô hoàn toàn là khoảng 3 tháng. Còn thời gian bảo quản tổ yến đã được sơ chế nhưng chưa được sấy khô là trong vòng 1 tuần.
Tổ yến đã qua chế biến
Cuối cùng là tổ yến đã qua chế biến. Loại tổ yến đã qua chế biến thường là yến chưng đường phèn, hạt sen, hạt chia hoặc cháo yến,… Các món ăn tươi từ yến có thời hạn bảo quản là 1 tuần trong tủ lạnh. Tốt nhất là bạn nên chế biến và sử dụng yến trong ngày với liều dùng phù hợp. Thời gian bảo quản yến đã qua chế biến còn phụ thuộc vào loại nguyên liệu kết hợp cùng.
Cách bảo quản yến thô đúng cách và giữ chất lượng
Lựa chọn yến thô để sử dụng là một sự lựa chọn tốt, vì nó giữ gần như 100% dưỡng chất có lợi. Tuy nhiên, nhiều bạn thắc mắc cách bảo quản yến thô chưa nhặt lông đúng cách là gì, hay có nên bảo quản yến thô trong tủ lạnh hay không. Hãy cùng Mailands tìm hiểu cách bảo quản yến khô dưới đây.
Yến thô cần được bảo quản tại nơi sạch sẽ, khô ráo và duy trì nhiệt độ ổn định. Những nơi quá ẩm và khép kín có thể gây hỏng yến do tạo điều kiện cho mốc phát triển.
Bạn cần tránh để tổ yến ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc gần cửa kính. Nhiệt độ cao có thể làm giảm chất lượng dinh dưỡng và phá vỡ cấu trúc của tổ yến. Ở những vùng khí hậu ẩm, bản cần bảo quản tổ yến trong hộp kín sau mỗi lần sử dụng để tránh ẩm mốc.
Trong quá trình bảo quản và sử dụng, nếu tổ yến chuyển sang màu nâu đen, thì yến đã bị oxy hóa và giảm chất lượng. Bạn nên bỏ nó đi.
Ngoài ra, khi mua tổ yến thô, bạn nên chọn các thương hiệu có uy tín, có chứng nhận về chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng.
Yến sào nguyên tổ thường được sử dụng để nấu súp, chè, yến chưng đường phèn và nhiều món ăn khác, giúp bổ sung sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Cách nhặt lông yến nhanh và sạch tại nhà
Cách bảo quản yến thô sau khi được sơ chế
Yến thô rất tốt cho sức khoẻ bởi nó giữ nguyên gần như 100% dưỡng chất có trong tổ yến. Tuy vậy, nhặt lông yến rất mất thời gian và công sức. Người mua sẽ thường nhặt lông yến cùng một lần và bảo quản cho những lần sử dụng sau.
Vậy sau khi làm sạch lông, tổ yến còn có thể bảo quản dễ dàng nữa không? Đối với những tổ yến đã làm sạch lông, bạn nên sử dụng ngay hoặc bảo quản trong 1 tuần – 1 tháng. Tránh để lâu làm cho tổ yến mọc nấm mốc, gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.
Cách bảo quản yến tinh chế/Cách bảo quản yến đã ngâm nước là:
Trước tiên, bạn cần phải làm hong khô chúng. Sau khi ngâm nước để nhặt lông và làm sạch tạp chất, bạn hãy đặt tổ yến vào rổ hoặc rây cho ráo nước hoàn toàn. Sau đó, phơi khô yến bằng máy quạt hoặc sử dụng hơi máy lạnh khoảng 1 giờ. Sau đó, bạn có thể lựa chọn một trong các phương pháp bảo quản sau:
Phương pháp 1: Bảo quản trong hộp kín hoặc túi zip
Sau khi đã hong khô, bạn cho toàn bộ tổ yến vào hộp nhựa có nắp kín hoặc túi zip, đảm bảo không có không khí lọt vào. Sau đó, bạn cất hộp hoặc túi vào ngăn mát của tủ lạnh, với nhiệt độ duy trì khoảng 4 độ C. Để trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ này sẽ giúp bảo quản tổ yến lâu hơn trong 7 ngày.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn nên bảo quản yến ở ngăn trên của tủ lạnh, tách biệt với các loại thực phẩm khác để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ tiếp xúc chéo.
Phương pháp 2: Bảo quản tổ yến bằng đông lạnh
Tiếp theo là phương pháp bảo quản yến trong ngăn đá. Tương tự như phương pháp 1, bạn cho tổ yến vào hộp hoặc túi nhựa kín sau khi hong khô. Sau đó, bạn bảo quản chúng trong ngăn đông của tủ lạnh. Phương pháp này cho phép bạn bảo quản yến trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 tháng.
Khi muốn sử dụng, bạn chỉ cần rã đông yến từ từ trong ngăn mát hoặc bằng nước lạnh.
Lưu ý: tuyệt đối không rã đông bằng nước ấm hoặc nước nóng, vì nhiệt độ cao sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng quý giá có trong tổ yến.
Phương pháp 3: Sấy, hong khô tổ yến
Sấy khô là phương pháp tối ưu để bảo quản yến trong thời gian dài mà vẫn giữ nguyên chất lượng.
Để thực hiện phương pháp sấy khô, bạn hãy trải đều tổ yến đã qua sơ chế lên khay sạch, đặt chúng trước máy quạt hoặc dưới máy lạnh khoảng 2 ngày. Bạn cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo yến được hong khô đều tất cả các mặt.
Khi yến đã hoàn toàn khô, bạn đặt chúng vào hộp kín để bảo quản tại nơi khô ráo, thông thoáng hoặc ngăn mát của tủ lạnh. Phương pháp này cho phép bảo quản tổ yến trong khoảng 1 – 2 năm.
Lưu ý: bạn không nên phơi hoặc sấy khô tổ yến dưới ánh sáng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao trong lò nướng, lò vi sóng. Bởi vì nhiệt độ cao sẽ phá vỡ các protein có lợi trong yến.
Cách bảo quản yến thô đã qua chế biến
Tổ yến thường được chế biến bằng phương pháp chưng cách thủy. Khi chưng, bạn có thể đặt lát gừng thái mỏng vào bát yến, để loại bỏ mùi tanh của tổ yến. Khi nước sôi, bạn thêm đường phèn vào và tắt bếp. Bạn không nên pha đường phèn cùng với yến để chưng, vì sẽ làm yến không nở ra đều, một số chất dinh dưỡng trong yến sẽ không ra hoàn toàn. Do đó, người dùng không thể hấp thụ hết các dưỡng chất có trong yến, gây lãng phí.
Đối với phần yến đã chưng nhưng chưa sử dụng: bạn hãy đặt yến vào hộp kín (hoặc chén có nắp đậy) và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Phần yến đã chưng này có thể bảo quản được trong khoảng 1 tuần.
Lưu ý: nếu không đậy kín nắp, phần yến đã chưng sẽ tan thành nước sau 1 đến 2 ngày.
Tìm hiểu thêm: Những ai không nên ăn yến sào? 6 nhóm cần phải lưu ý!
Kết luận – Cách bảo quản yến thô
Bảo quản yến đúng cách không chỉ làm cho sản phẩm tự nhiên này giữ được lâu mà còn giữ được toàn bộ giá trị dinh dưỡng quý giá. Bạn có thể áp dụng một trong ba phương pháp trên để bảo quản yến.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của Dược thảo Mailands đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về cách bảo quản yến thô và yến đã qua sơ chế, chế biến. Từ đó, chế biến những món ngon bổ dưỡng từ tổ yến cho gia đình bạn, mà vẫn giữ được chất lượng tốt nhất.