Người mắc bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không?

Người mắc bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không

Từ lâu nấm linh chi được biết đến là một loại thảo dược quý, có khả năng cải thiện sức khỏe, hỗ trợ và phòng ngừa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không ? Theo dõi bài viết dưới đây của Dược thảo Mailands để có câu trả lời nhé.

1. Người mắc bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không?

Người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng nấm linh chi“. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nấm linh chi có nhiều lợi ích hỗ trợ trong việc điều trị tiểu đường. Nó có khả năng làm giảm mức đường huyết, thúc đẩy sản xuất insulin, ngăn ngừa các biến chứng và giúp kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả.

Người mắc bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không
Người mắc bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không ?

Nấm linh chi chứa hơn 400 dưỡng chất quý, trong đó 90% khối lượng của nấm là nước. Các hoạt chất và hợp chất còn lại trong 10% có giá trị cao về dinh dưỡng và dược học. Dưới đây là bảng chi tiết về các thành phần quý trong nấm linh chi:

Giá trịTên chấtChi tiếtCông dụng với bệnh tiểu đường
Dinh dưỡngProtein10 – 40%Điều hòa miễn dịch, tăng cường sức khỏe và phòng chống nhiễm trùng
Chất béo2 – 8%Hàm lường ít giúp phòng ngừa các biến chứng tim mạch
Carbohydrate3 – 28%Kiểm soát cân nặng
Chất xơ3 – 32%Hỗ trợ tiêu hóa
Vitamin cùng khoáng chất như Kali, Canxi, Phospho, Magie, Selen, Sắt, Kẽm và Đồng,…Chưa xác địnhCủng cố sức khỏe toàn diện, tăng cường miễn dịch
Dược họcTerpenoid, Steroid, Phenol, Nucleotide và các dẫn xuấtChưa xác địnhChống oxy hóa, tăng cường miễn dịch
GlycoproteinChưa xác địnhĐiều hòa miễn dịch
Polysaccharide1.1 – 15.8%Hạ đường huyết, giảm kháng Insulin, bảo vệ gan và điều hoà miễn dịch

Phòng ngừa biến chứng tim mạch và nhiễm trùng

PeptidoglycansChưa xác địnhGiảm kháng Insulin, điều hòa miễn dịch
Triterpenes0.46 – 2.36%Điều hoà miễn dịch, phòng ngừa biến chứng tim mạch và nhiễm trùng
Tất cả các axit amin thiết yếu, nhất là Lysine và LeucineChưa xác địnhĐiều hoà đường huyết và miễn dịch, cải thiện sức khoẻ toàn diện

2. Tác dụng của nấm linh chi với bệnh tiểu đường

Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng nấm linh chi cho người mắc bệnh tiểu đường, đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh các lợi ích sức khỏe ấn tượng mà nấm linh chi mang lại cho những người bị bệnh tiểu đường. Cụ thể như sau:

2.1. Giúp hạ đường huyết

Nấm linh chi chứa một loạt các dưỡng chất như Polysaccharides, Proteoglycan, Protein và Triterpenoids, có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Cụ thể:

  • Polysaccharides giúp hạ đường huyết bằng cách tăng mức Insulin trong huyết tương và đồng thời giảm lượng đường trong huyết tương.
  • Proteoglycan ức chế enzym Protein tyrosine phosphatase 1B, giúp giảm kháng Insulin.
  • Triterpenoids ức chế Aldose Reductase và α-Glucosidase, có khả năng ngăn chặn sự tăng đường huyết sau khi ăn.
  • Protein Ling Zhi-8 giúp giảm sự xâm nhập của tế bào Lympho, tăng khả năng phát hiện của Insulin.
Nấm linh chi giúp hạ đường huyết
Nấm linh chi giúp hạ đường huyết

Sử dụng nấm linh chi có thể hỗ trợ trong việc đưa đường huyết về mức mục tiêu điều trị và duy trì sự ổn định của nồng độ đường trong máu.

2.2. Thúc đẩy sản sinh Insulin ở tuyến tụy

Polysaccharides có trong nấm linh chi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy hoạt động của tuyến tụy. Điều này giúp tăng cường sản xuất Insulin tại tuyến tụy, dẫn đến việc đào thải đường dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua tuyến tụy, từ đó giúp điều chỉnh mức đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường đạt về mức phù hợp.

Ngoài ra, Polysaccharides còn có tác dụng tương tự như Insulin trong việc làm giảm sự sản xuất của glucose tại gan, cải thiện tình trạng kháng Insulin, đặc biệt hiệu quả ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

2.3. Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Nấm linh chi không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường, bao gồm cả tim mạch, thận, võng mạc và hệ thần kinh.

Nấm linh chi ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Nấm linh chi ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Tác động điều hòa đường huyết của nấm linh chi có khả năng giảm tổn thương tại các cơ quan thận, từ đó ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận mạn tính ở người mắc bệnh tiểu đường. Các hoạt chất như Triterpenoids và Polysaccharides trong nấm linh chi có những tác động quan trọng sau:

  • Bảo vệ gan và tăng độ nhạy của Insulin, đồng thời điều hòa huyết áp và lipid máu, giúp giảm mạnh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đây là nguyên nhân chính gây tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường.
  • Giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng thứ phát liên quan đến võng mạc và hệ thần kinh.
  • Có khả năng chống viêm, kháng oxi hóa, chống khuẩn và kháng virus mạnh, cùng với Protein Ling Zhi-8, giúp ngăn chặn các rối loạn miễn dịch và nhiễm trùng ở người mắc bệnh tiểu đường.

2.4. Hỗ trợ giảm cân cho người bị tiểu đường béo phì

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ nước nấm linh chi có khả năng giúp giảm trọng lượng cơ thể, giảm viêm nhiễm và cải thiện tình trạng kháng Insulin. Trong nghiên cứu này, các Polysaccharides chủ yếu đóng vai trò trong việc kiểm soát tình trạng béo phì, ngăn ngừa các rối loạn sinh học đường ruột và sự thay đổi chuyển hóa liên quan tới béo phì.

Nấm linh chi hỗ trợ giảm cân cho người bị tiểu đường
Nấm linh chi hỗ trợ giảm cân cho người bị tiểu đường

Tìm hiểu thêm: Uống nấm linh chi có giảm cân không? Cách sử dụng nấm linh chi giảm cân

2.5. Những công dụng khác

Ngoài những công dụng đã nêu, nấm linh chi còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của người mắc bệnh tiểu đường bằng nhiều cách khác, bao gồm:

  • Tăng cường chức năng thận và gan
  • Phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể
  • Phòng ngừa và hỗ trợ trong điều trị ung thư
  • Giảm đau, ngăn tái phát bệnh zona
  • Tạo cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi

Việc sử dụng nấm linh chi một cách hợp lý và theo hướng dẫn có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như đã nêu trên. Vậy những người mắc bệnh tiểu đường nên uống nấm linh chi như thế nào hay uống linh chi thường xuyên có tốt cho người tiểu đường không?

Tìm hiểu thêm: Uống nấm linh chi có đẹp da không? Lợi ích của nấm linh chi đối với làn da

3. Hướng dẫn người bệnh tiểu đường uống nấm linh chi hiệu quả

Sau khi xác định nấm linh chi có thể được sử dụng cho những trường hợp bệnh tiểu đường, người mắc bệnh cần chú ý đến “liều lượng” và “thời điểm” để đạt được hiệu quả tối ưu từ việc sử dụng nấm linh chi. Cụ thể như sau:

3.1. Liều lượng

Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn liều lượng nấm phù hợp dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe, hình thức và độ tuổi của nấm. Dưới đây là một số liều lượng hàng ngày mà các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến nghị:

  • 5 đến 9g đối với nấm linh chi khô dạng thô.
  • 1 đến 1.5g đối với nấm linh chi đã được tán nhuyễn.
  • 1ml với dung dịch nấm linh chi.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu sử dụng nấm linh chi, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định liều lượng cụ thể phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn và theo dõi liệu nó có tương tác xấu với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng hay không.

3.2. Thời điểm

  • Uống vào mỗi buổi sáng, trước bữa ăn sáng khi còn đói: Uống nấm linh chi vào thời điểm này có thể hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ tiêu hoá, giúp tăng quá trình loại bỏ độc tố, tối ưu hóa các tác dụng của nấm linh chi.
  • Uống vào buổi tối: có thể mang lại tác dụng an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người mắc bệnh tiểu đường.

3.3. Cách lựa chọn nấm linh chi

Nấm linh chi chất lượng là những nấm có hai mặt không bị mọt, mặt dưới có màu vàng chanh nhạt đến trắng, có kích thước vừa phải, đường kính từ 8 đến 20cm.

4. Những cách chế biến nấm linh chi cho người tiểu đường

Ngoài việc tìm hiểu “Người mắc bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không?”, bạn có thể thử một số cách tạo ra những đồ uống ngon, bổ dưỡng từ nấm linh chi như sau:

Cách 1: Nghiền thành bột

  • Sử dụng nấm linh chi đã được sơ chế sạch, rồi nghiền thành bột.
  • Hãm bột nấm linh chi đã nghiền bằng nước sôi trong khoảng 5 phút, sau đó uống cả bã.

Cách này giúp giữ lại nhiều dưỡng chất nhất từ nấm linh chi và tạo ra một đồ uống dinh dưỡng.

Nấm linh chi nghiền thành bột
Nấm linh chi nghiền thành bột

Cách 2: Pha trà nấm linh chi

  • Nghiền nhuyễn nấm linh chi thành bột mịn, sau đó chia vào các túi vải, mỗi lần sử dụng một túi.
  • Đặt túi bột nấm linh chi vào tách hoặc ly, sau đó đổ nước sôi vào, đợi một chút cho túi bột nấm linh chi ngấm đầy nước.
  • Sau đó, bạn có thể uống nước nấm linh chi này như uống trà thông thường hoặc thậm chí cả bã bột nấm linh chi.

Uống nước nấm linh chi ấm theo cách này có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của bạn.

Cách 3: Ngâm rượu

  • Chuẩn bị nấm linh chi khô đã sơ chế sạch, có thể để nguyên hoặc thái thành lát, tùy theo sở thích.
  • Đặt nấm linh chi vào một hũ đựng và sau đó ngâm nấm trong rượu mạnh. Đợi ít nhất 20 ngày trước khi sử dụng, nhưng càng lâu càng tốt để chiết xuất tốt hơn.
  • Khi sử dụng, hãy uống rượu ngâm nấm linh chi bằng cách lấy 1 đến 2 ly mỗi ngày vào buổi tối.

Uống nấm linh chi bằng cách này có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, đặc biệt là vào buổi tối.

Cách 4: Nấu nước uống

  • Sơ chế sạch và thái lát mỏng nấm linh chi
  • Cho nấm đã thái lát vào ấm hoặc phích nước nóng và ngâm trong 1 – 2 tiếng, sau đó để nguội dần và uống trong ngày.

Lưu ý rằng các loại nấm linh chi khác nhau đều có hiệu quả tốt và có thể sử dụng làm nước uống hàng ngày.

Cách 5: Súp, canh nấm linh chi

Có thể dùng nấm để chế biến thành các món ăn, ngoài cách pha nước uống, ngâm rượu. Một trong những cách đơn giản nhất là thêm nấm linh chi vào canh xương, súp nấm gà, cháo nấm, và nhiều món ăn khác. Tham khảo cách thực hiện dưới đây:

  • Đầu tiên, đun sôi 1 tai nấm linh chi cùng với 1 lít nước khoảng 15-20 phút để tạo nước nấm linh chi.
  • Sau đó, có thể sử dụng phần nước nấm này để nấu canh hoặc súp. Điều này sẽ tạo ra một món ăn ngon, bổ dưỡng với hương vị độc đáo của nấm linh chi.

Lưu ý khi sử dụng nấm linh chi cho người bị tiểu đường

  • Hiệu quả của nấm linh chi có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa riêng của từng người.
  • Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nấm linh chi, nếu bạn có tiền sử về các bệnh nặng hoặc dễ phản ứng, dị ứng với các thành phần khác.
  • Nấm linh chi chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị tiểu đường, không thể thay thế cho bất kỳ loại thuốc chữa bệnh nào.
  • Trong quá trình sử dụng nấm linh chi, hãy thường xuyên kiểm tra nồng độ đường huyết của mình. Điều này giúp bạn theo dõi tác động của nấm linh chi và điều chỉnh chế độ ăn uống và liều lượng một cách phù hợp.
  • Nhớ rằng nấm linh chi không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống cân đối. Hãy tiếp tục duy trì chế độ ăn uống cân đối, thực hiện tập thể dục đều đặn và kiểm soát cân nặng như được hướng dẫn.

5. Người mắc bệnh tiểu đường dùng dược nấm gì khác, ngoài nấm linh chi?

Bên cạnh nấm linh chi, người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình những loại nấm có ít Carbohydrate và đường. Dưới đây là một số gợi ý về những loại nấm tốt cho người tiểu đường:

  • Nấm trắng: thân nhỏ, nắp nhẵn, thường mọc trên đất và được trồng ở nhiều nơi.
  • Nấm hương: có màu nâu sậm, gốc trụ đính vào giữa tai nấm, thường mọc ký sinh trên các cây lá to.
  • Nấm portobello: phân bố ở châu Âu, mũ màu nâu đậm, tròn, dày và kích thước lớn.
  • Nấm sò: thường mọc thành chùm, tai nấm có hình phễu lệch, có màu trắng, nâu hoặc tím, thường ký sinh trên các thân cây khô.
Một số loại nấm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Một số loại nấm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Các loại nấm này có điểm chung là chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi và các hợp chất như Beta-Glucan, Polysaccharides, giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người tiểu đường. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B cao trong nấm cũng có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh và giúp ngăn ngừa các vấn đề về thần kinh.

Kết luận

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Người mắc bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không?”. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ tham khảo thêm được nhiều kiến thức để xây dựng thực đơn dinh dưỡng, hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tốt nhất.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chấn đoán, điều trị y khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *