Cách chưng yến bằng nồi nấu chậm đơn giản tại nhà

Chưng yến bằng nồi nấu chậm đơn giản

Chưng yến bằng nồi nấu chậm là một phương pháp tiện lợi giúp bạn tiết kiệm thời gian so với việc chưng yến bằng cách truyền thống. Với thiết kế đặc biệt nên chúng hoàn toàn giữ lại chất dinh dưỡng và hương vị cho món ăn. Hãy cùng Dược thảo Mailands tìm hiểu cách chưng yến bằng nồi nấu chậm đơn giản tại nhà mà vẫn đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng qua bài viết dưới đây nhé.

Nồi nấu chậm là gì?

Nồi nấu chậm
Nồi nấu chậm

Nồi nấu chậm là thiết bị nhà bếp sử dụng điện để nấu chín thức ăn ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài. Ưu điểm của nồi nấu chậm là khả năng giữ nguyên dưỡng chất của thực phẩm, đặc biệt là khi chưng yến.

Lợi ích khi chưng yến bằng nồi nấu chậm

  • Tiện lợi, dễ dàng: Không cần canh lửa, bạn chỉ cần cho yến và nước vào nồi, cài đặt thời gian, nhiệt độ, và yên tâm chờ đợi món yến chưng thơm ngon mà không cần theo dõi.
  • Giữ nguyên dưỡng chất: Nồi nấu chậm hoạt động ở nhiệt độ thấp và ổn định, giúp yến chín đều, không bị nát, giữ được hương vị thơm ngon và toàn bộ dưỡng chất quý giá.

1. Cách chưng yến bằng nồi nấu chậm với đường phèn

Chưng yến bằng nồi nấu chậm
Chưng yến bằng nồi nấu chậm

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Tổ yến: 5 – 10 gram
  • Đường phèn
  • Vài lát gừng tươi

Các bước thực hiện chưng yến bằng nồi nấu chậm

1. Chuẩn bị

  • Cho yến đã ngâm vào thố chưng (tổ yến tinh chế ngâm nước khoảng 20 – 30 phút, nếu là yến rút lông nguyên tổ thì ngâm khoảng 40 phút)
  • Thêm nước lọc vào thố, lượng nước vừa đủ ngập yến
  • Đặt thố chưng vào nồi nấu chậm, đổ nước vào nồi nấu chậm thấy nước đến vạch max thì dừng lại

2. Chưng yến

  • Đậy nắp nồi, chọn chế độ chưng yến (nếu có) hoặc cài đặt nhiệt độ thấp.
  • Thời gian chưng khoảng 45-60 phút.
  • Mẹo: Để yến sôi nhẹ, không trào ra ngoài.

3. Thêm gia vị (tùy chọn)

  • Khi món ăn đã sôi, có thể mở nắp nồi, thêm đường phèn, vài lát gừng tươi để tăng hương vị.

4. Thành phẩm

  • Sau khi chưng đủ thời gian, tắt nồi, rút phích cắm, để yến nguội bớt rồi múc ra bát thưởng thức.
  • Có thể để yến nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để thưởng thức lạnh

2. Công thức chưng yến bằng nồi nấu chậm với táo đỏ, hạt sen

Yến chưng táo đỏ hạt sen bằng nồi nấu chậm
Chưng yến bằng nồi nấu chậm với táo đỏ hạt sen

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Yến sào: 3 – 5 gram
  • Táo đỏ: 5 – 7 quả
  • Hạt sen: 10 hạt
  • Đường phèn (tùy khẩu vị)
  • Vài lát gừng tươi

Các bước thực hiện

1. Sơ chế nguyên liệu

  • Yến sào: Ngâm yến vào nước lọc khoảng 20 phút cho mềm, sau đó lọc qua rây, tách thành sợi nhỏ.
  • Táo đỏ: Rửa sạch, ngâm nước 5 – 10 phút.
  • Hạt sen: Rửa sạch, luộc chín mềm.
  • Gừng: Rửa sạch, thái lát mỏng.

2. Chưng yến

  • Cho yến, táo đỏ (cắt đôi) vào thố chưng.
  • Đổ nước lọc vào thố, lượng nước vừa đủ ngập yến.
  • Đặt thố chưng vào nồi nấu chậm, đổ nước vào nồi hấp (lượng nước theo hướng dẫn).
  • Chọn chế độ chưng yến (nếu có) hoặc cài đặt nhiệt độ thấp.
  • Chưng khoảng 40 phút.

3. Thêm gia vị, hoàn thành

  • Sau 40 phút, cho hạt sen, đường phèn vào thố chưng.
  • Đậy nắp, chưng thêm 15 – 20 phút.
  • Thêm vài lát gừng tươi, chưng thêm 5 phút nữa.
  • Tắt nồi, rút phích cắm, để yến nguội bớt rồi múc ra bát thưởng thức.

Tham khảo thêm cách làm trong video sau:

Mẹo

  • Để yến sôi nhẹ, không trào ra ngoài, bạn nên đổ nước vừa đủ, không quá nhiều hoặc quá ít.
  • Có thể để yến nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để thưởng thức lạnh.

Lợi ích của món yến chưng táo đỏ hạt sen

  • Yến sào: Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hệ tiêu hóa, đẹp da.
  • Táo đỏ: Bổ máu, an thần, tốt cho tim mạch.
  • Hạt sen: An thần, tốt cho giấc ngủ, hỗ trợ tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Top 7 cách chưng yến táo đỏ giàu dinh dưỡng

3. Yến chưng hạt chia: Công thức đơn giản, giàu dinh dưỡng với nồi nấu chậm

yến chưng hạt chia

Kết hợp yến sào bổ dưỡng cùng hạt chia “siêu thực phẩm”, món yến chưng hạt chia không chỉ thơm ngon mà còn mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Cùng khám phá cách chưng yến hạt chia đơn giản với nồi nấu chậm nhé!

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Yến sào: 3 – 5 gram
  • Hạt chia: 2 thìa
  • Quả táo đỏ: 5 – 7 quả
  • Đường phèn (tùy khẩu vị)
  • Vài lát gừng tươi

Các bước thực hiện

Sơ chế

  • Yến sào: Ngâm yến vào nước lọc khoảng 20 phút cho mềm. Lọc qua rây, tách yến thành sợi nhỏ.
  • Hạt chia: Rửa sạch, ngâm với nước lọc lạnh trong 15 phút cho nở.
  • Táo đỏ: Rửa sạch, ngâm nước 5 – 10 phút.
  • Gừng: Rửa sạch, thái lát mỏng.

Chưng yến

  • Cho yến sào, táo đỏ vào thố chưng.
  • Đổ nước lọc vào thố, lượng nước vừa đủ ngập yến.
  • Đặt thố chưng vào nồi nấu chậm, đổ nước vào nồi hấp (lượng nước theo hướng dẫn).
  • Chọn chế độ chưng yến (nếu có) hoặc cài đặt nhiệt độ thấp.
  • Chưng khoảng 45 – 60 phút.

Hoàn thành

  • Sau khi chưng đủ thời gian, mở nắp nồi, thêm đường phèn, gừng thái lát vào thố.
  • Khuấy đều, chưng thêm 5 – 10 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Cho hạt chia đã ngâm nở vào thố yến, khuấy đều.
  • Thưởng thức yến chưng hạt chia khi còn ấm, hoặc để nguội, ướp lạnh đều ngon.

Lợi ích của món yến chưng hạt chia

  • Yến sào: Giàu dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, đẹp da, tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Hạt chia: Bổ sung omega-3, chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ giảm cân, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: 7 cách chưng yến hạt chia đơn giản, dễ làm tại nhà

4. Cách làm yến chưng long nhãn bằng nồi nấu chậm

yến chưng long nhãn bằng nồi nấu chậm

Yến chưng long nhãn với hương vị thơm ngon, ngọt dịu là món ăn bổ dưỡng được nhiều bé yêu thích. Với nồi nấu chậm, việc chế biến món ăn này trở nên vô cùng đơn giản.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Yến sào: 3 – 5 gram
  • Long nhãn: 6 quả
  • Đường phèn (tùy khẩu vị)
  • Vài lát gừng tươi

Các bước thực hiện

Sơ chế

  • Yến sào: Ngâm yến vào nước lọc khoảng 20 phút cho mềm. Lọc qua rây, tách thành sợi nhỏ.
  • Long nhãn: Rửa sạch, ngâm với nước ấm khoảng 30 phút cho mềm.
  • Gừng: Gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi mỏng.

Chưng yến

  • Cho yến sào, long nhãn vào thố chưng.
  • Đổ nước lọc vào thố, lượng nước vừa đủ ngập yến.
  • Đặt thố chưng vào nồi nấu chậm, đổ nước vào nồi hấp (lượng nước theo hướng dẫn).
  • Chọn chế độ chưng yến (nếu có) hoặc cài đặt nhiệt độ thấp.
  • Chưng khoảng 45 – 60 phút.

Thành phẩm

  • Sau khi chưng đủ thời gian, mở nắp nồi, thêm đường phèn, gừng thái sợi vào thố.
  • Khuấy đều, chưng thêm 5 – 10 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Múc yến chưng long nhãn ra bát, thưởng thức khi còn ấm.

5. Yến chưng nước dừa: Giải nhiệt mùa hè, đơn giản với nồi nấu chậm

yến chưng nước dừa nồi nấu chậm

Tìm kiếm món ăn vừa thơm ngon, thanh mát, vừa bổ dưỡng cho ngày hè oi bức? Yến chưng nước dừa chính là lựa chọn hoàn hảo! Nồi nấu chậm sẽ giúp bạn chế biến món ăn này một cách dễ dàng, tiện lợi.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Yến sào: 3 – 5 gram
  • Nước dừa tươi: 150 – 250 ml
  • Đường phèn (tùy khẩu vị)

Các bước thực hiện

Sơ chế yến sào

  • Ngâm yến vào nước lọc khoảng 20 phút cho mềm.
  • Lọc qua rây, tách yến thành sợi nhỏ.

Chưng yến

  • Cho yến sào vào thố chưng.
  • Đổ nước dừa tươi vào thố, lượng nước dừa vừa đủ ngập yến.
  • Đặt thố chưng vào nồi nấu chậm, đổ nước vào nồi hấp (lượng nước theo hướng dẫn).
  • Chọn chế độ chưng yến (nếu có) hoặc cài đặt nhiệt độ thấp.
  • Chưng khoảng 45 – 60 phút.

Hoàn thành

  • Sau khi chưng đủ thời gian, mở nắp nồi, thêm đường phèn vào thố.
  • Khuấy đều, chưng thêm 5 – 10 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Múc yến chưng nước dừa ra bát, thưởng thức khi còn ấm hoặc để nguội, ướp lạnh đều ngon.

Mẹo

  • Nên chọn nước dừa tươi để món ăn thơm ngon và bổ dưỡng hơn.
  • Có thể thêm vài lát gừng tươi vào thố chưng để tăng thêm hương vị.

6. Chưng yến bằng nồi nấu chậm với kỷ tử thơm ngon, bổ dưỡng

Yến chưng kỷ từ với nồi nấu chậm

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Yến sào: 3 – 5 gram
  • Kỷ tử: 1 gram
  • Nhụy hoa nghệ tây: 3 – 4 sợi
  • Đường phèn (tùy khẩu vị)

Các bước thực hiện

Chuẩn bị

  • Ngâm kỷ tử và yến trong nước ấm khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch, để ráo nước.

Chưng yến

  • Cho yến sào, kỷ tử vào thố 
  • Đổ nước lọc vào thố, lượng nước vừa đủ ngập nguyên liệu (không đổ quá nhiều).
  • Chọn chế độ “Chưng Yến” nếu có và cài đặt thời gian chưng 1 tiếng.

Hoàn thành

  • Sau 1 tiếng, mở nắp nồi, cho đường phèn và nhụy hoa nghệ tây vào thố.
  • Khuấy đều cho tan hết đường phèn.
  • Múc yến chưng kỷ tử saffron ra bát, thưởng thức khi còn ấm.
  • Ngoài ra bạn có thể thêm táo đỏ để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Một số lưu ý khi chưng yến bằng nồi nấu chậm

Cách chưng yến bằng nồi nấu chậm đang thu hút nhiều người lựa chọn nhờ tính năng đa dạng, khả năng cài đặt thời gian và nhiệt độ một cách thuận tiện. Tuy nhiên, khi sử dụng nồi nấu chậm, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Không đổ quá nhiều nước hoặc xếp quá nhiều thức ăn lên đến 2/3 phần nồi để tránh trào ra ngoài khi nấu thức ăn.
  • Trong quá trình chưng yến, hạn chế mở nắp nồi để tránh mất chất dinh dưỡng. Chọn thời gian và nhiệt độ phù hợp để món ăn được nấu trong điều kiện tốt nhất.
  • Trước khi sử dụng, kiểm tra nhiệt độ và chất lượng nồi. Sau đó, đổ nước 2/3 phần nồi và thêm tổ yến vào để bắt đầu quá trình chưng.
  • Sau khi nấu xong, vệ sinh lòng nồi, nhưng tránh đặt toàn bộ nồi vào nước để tránh gây nguy hiểm cho thiết bị điện tử.
  • Nồi nấu chậm có chế độ giữ ấm món ăn, nhưng không nên sử dụng nó để hâm nóng yến.
Một số lưu ý khi chưng yến bằng nồi nấu chậm
Một số lưu ý khi chưng yến bằng nồi nấu chậm

Kết luận

Trên đây là những cách chưng yến bằng nồi nấu chậm đơn giản, giúp đảm bảo hàm lượng dưỡng chất của nguyên liệu khi nấu. Với hương vị ngon và hấp dẫn, món yến chưng đã nhanh chóng trở thành một món ăn được nhiều gia đình Việt ưa chuộng.

Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho bạn thông tin và kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình của mình.

Bài viết liên quan:

10 Cách yến chưng đông trùng hạ thảo tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *