Phân biệt nấm độc và nấm ăn được chính xác

Phân biệt nấm độc và nấm ăn được - Màu đỏ ở mũ và thân nấm

Nấm là một loại thực phẩm giàu protein, vitamin, và khoáng chất, xuất hiện trong nhiều món ăn của gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh những loài nấm ăn được, nấm độc cũng xuất hiện rất nhiều trong tự nhiên. Và không phải ai cũng có kiến thức và kinh nghiệm để phân biệt nấm độc và nấm ăn được.

Trong bài viết hôm nay, Dược thảo Mailands sẽ cùng bạn tìm hiểu cách phân biệt nấm lành và nấm độc cũng như cách xử lý khi ăn phải loại nấm không xác định.

Vì sao cần phân biệt nấm độc và nấm ăn được?

Một số loài nấm độc có hình dáng giống và thậm chí phát triển trong cùng môi trường sống với các loại nấm ăn được. Ngày xưa, con người phân biệt nấm lành và nấm độc bằng cách ăn chúng. Nấm lành là những loài nấm mà con người ăn vào thường xuyên mà không có tác dụng phụ. Trong khi đó, những ai ăn phải nấm độc sẽ bị bệnh hoặc thậm chí tử vong.

Trong những năm qua, một số quan niệm sai lầm về cách phân biệt nấm độc và nấm ăn được xuất hiện và thu hút sự quan tâm của mọi người. Tuy nhiên, chúng không đúng trong mọi trường hợp. Vì vậy, bạn không được mù quáng tuân theo những “quy tắc” này. Dưới đây là những quan niệm sai lầm về cách phân biệt nấm độc và nấm thường.

  • Nấm độc làm hoen ố thìa bạc: SAI.
  • Nấm ăn được nếu bạn có thể bóc mũ nấm: SAI.
  • Nấm mọc trên gỗ đều ăn được: SAI.
  • Nấm mà các loài động vật ăn được là an toàn cho con người: SAI.
  • Nấm mọc trên đồng cỏ đều ăn được: SAI.
  • Nấm có màu trắng là ăn được: SAI.
  • Nấm độc có thể được loại bỏ độc tính bằng cách đun sôi, sấy khô, hoặc muối chua: SAI.

Vậy làm thế nào để phân biệt nấm độc và nấm ăn được? Đầu tiên, bạn cần phải xác định loại nấm ăn được, và chỉ ăn những loại nấm đã được xác định rõ ràng. Đồng thời, bạn cũng nên học cách nhận biết một số loài nấm độc thường gặp, đặc biệt là những loài nấm độc có hình dạng tương tự với nấm ăn được.

Cách phân biệt nấm độc và nấm ăn được chính xác

Bên cạnh những quan niệm sai lầm, bạn có thể tham khảo những quy tắc đúng để phân biệt nấm độc và nấm ăn được đơn giản, nhanh chóng. Hãy cùng Dược thảo Mailands tìm hiểu.

1. Tránh những loài nấm có mang màu trắng. Bởi một số loài nấm có đặc điểm này có thể ăn được, và một số loài nấm là loài nấm độc nguy hiểm nhất – Nấm mũ tử thần (Amanita phalloides) hoặc nấm độc tán trắng (Amanita verna).

Phân biệt nấm độc và nấm ăn được - Mang màu trắng
Phân biệt nấm độc và nấm ăn được – Mang màu trắng

2. Tránh những loài nấm có mũ hoặc thân màu đỏ. Thay vào đó, bạn nên chọn những loại nấm có mũ và thân màu trắng, be hoặc nâu. Nấm màu đỏ đang sử dụng hệ thống cảnh báo tự nhiên – màu sắc của nó – để cảnh báo những kẻ săn mồi bao gồm con người tránh xa.

Phân biệt nấm độc và nấm ăn được - Màu đỏ ở mũ và thân nấm
Phân biệt nấm độc và nấm ăn được – Màu đỏ ở mũ và thân nấm

3. Tránh những cây nấm có vảy, mảng trên mũ nấm. Bạn không nên ăn những loại nấm có mảng hoặc vảy có màu sáng hơn hoặc đậm hơn trên mũ nấm. Mảng hay vảy trên mũ nấm nhìn giống như những đốm nhỏ, và thường xuất hiện ở những loài nấm độc. Ví dụ, nấm trắng có thể có các mảng vảy màu be hoặc nâu.

Phân biệt nấm độc và nấm ăn được - Vảy ở mũ nấm
Phân biệt nấm độc và nấm ăn được – Vảy ở mũ nấm

4. Tránh những cây nấm có vòng trên thân. Bạn hãy kiểm tra dưới mũ nấm để tìm vòng mô giống như lớp màng. Lớp vòng này nhìn hơi giống một chiếc mũ nhỏ bên dưới chiếc mũ nấm to. Nhiều loài nấm có vòng trên thân là nấm độc, như Nấm mũ tử thần (Amanita phalloides) hoặc nấm độc tán trắng (Amanita verna).

Phân biệt nấm độc và nấm ăn được - Vòng trên thân
Phân biệt nấm độc và nấm ăn được – Vòng trên thân

5. Không ăn bất kỳ loại nấm nào trừ khi bạn chắc chắn 100% đó là nấm gì và nó có ăn được không. Một số loài nấm có thể thay đổi hình dáng bên ngoài tùy theo điều kiện trồng trọt, khiến việc nhận dạng trở nên khó khăn. Ngoài ra, nấm cùng loại có thể phát triển màu sắc khác nhau tùy thuộc mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn loại nấm mà bạn đã xác định chính xác ít nhất 3 lần trong tự nhiên.

Học cách phân biệt nấm độc và nấm ăn được

Bên cạnh những quy tắc nhận biết này, bạn có thể nâng cao kiến thức về nấm của mình bằng những cách sau:

  1. Tham gia các nhóm về nấm ở địa phương.
  2. Mua sách chuyên khảo về nấm, sách hướng dẫn trồng nấm.
  3. Tham gia các lớp học về nấm tại trường học ở địa phương của bạn.

Cách xử lý khi sau khi ăn phải loại nấm không xác định

Rối loạn tiêu hoá

Để ý cơ thể trong vòng 1 – 24 giờ đầu, liệu bạn có dấu hiệu rối loạn tiêu hoá. Bạn cần điều trị y tế ngay lập tức nếu bạn bị tiêu chảy, nôn mửa, nôn hoặc đi ngoài ra máu, hoặc co thắt ruột sau khi ăn phải những loại nấm không xác định. Cơ sở y tế hoặc bệnh viện sẽ bù nước và loại bỏ độc tính của nấm gây ra triệu chứng của bạn.

Trong một số trường hợp, các triệu chứng về đường tiêu hóa có thể tiến triển thành suy giảm chức năng thận nếu bạn không tìm cách điều trị ngay.

Phản ứng không tự nguyện

Để ý liệu cơ thể có tiết nước bọt, nước mắt, tiết sữa hoặc đổ mồ hôi quá nhiều. Nếu bạn có những phản ứng không tự nguyện của hệ thần kinh, chẳng hạn như đổ mồ hôi hoặc khóc nhiều và không kiểm soát được, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất. Những triệu chứng này có thể xảy ra nhanh chóng trong vòng 15-30 phút sau khi ăn phải nấm độc. Và chúng có thể tiến triển thành rối loạn thị giác, giảm huyết áp hoặc khó thở.

Trong trường hợp cấp cứu, bác sĩ có thể sử dụng Atropin, một loại thuốc giải độc giúp điều trị hầu hết các triệu chứng này. Hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn trong 24 giờ. Tuy nhiên, bạn  có thể bị suy hô hấp nếu không được điều trị kịp thời.

Rối loạn chức năng thần kinh

Đừng bỏ qua những triệu chứng như biến dạng thị giác, ảo tưởng hoặc buồn ngủ quá mức nào. Ăn phải một số loại nấm có thể gây ra phản ứng thần kinh trung ương nghiêm trọng, chẳng hạn như co giật hoặc thậm chí hôn mê. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, như buồn ngủ hoặc ảo giác, bạn cũng cần đến những cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Thông thường, các triệu chứng này sẽ tự khỏi mà không gây ra tổn thương lâu dài.

Triệu chứng tái phát

Ngoài ra, bạn cũng cần cảnh giác nếu các triệu chứng tái xuất hiện sau khi điều trị y tế. Một số loại nấm nguy hiểm chết người (như nấm thuộc chi Amanita) có thể khiến bệnh nhân dường như hồi phục trong khoảng thời gian 24 giờ  trước khi tái phát và bị suy nội tạng. Vì vậy, bạn cần lưu ý bất kỳ triệu chứng nào, cả về thể chất và tinh thần, sau khi hồi phục vì ăn nấm độc. 

Một loài nấm độc phổ biến

Nấm độc đỏ - Những điều bạn cần biết

Nấm độc đỏ (Amanita muscaria)

Nấm mũ tử thần - Loài nấm độc nhất thế giới

Nấm mũ tử thần (Amanita phalloides)

Nấm độc tán trắng - Loài nấm nguy hiểm chết người

Nấm độc tán trắng (Amanita verna)

Nấm mũ khía nâu xám - Những điều bạn cần biết

Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe rimosa)

Tìm hiểu thêm về các loài nấm độc: Nấm độc là gì? 9 loại nấm độc chết người cần tránh xa

Kết luận

Kết lại, Dược thảo Mailands đã hướng dẫn bạn cách phân biệt nấm độc và nấm ăn được đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, cách phân biệt này chỉ mang tính tương đối. Bởi vì nấm rất đa dạng về chủng loại, hình dạng và màu sắc. Thậm chí, một số loài nấm còn thay đổi hình dạng do môi trường sống. Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn những loại nấm lạ hoặc không biết rõ để đảm bảo sức khoẻ của chính mình. Trong trường hợp bạn ăn phải loại nấm  không xác định, hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu có những triệu chứng bất thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *