Nấm tuyết là một loại thực vật có hình dáng giống bông tuyết, thường được ưa chuộng trong ẩm thực của nhiều gia đình. Nó được biết đến qua các món chè giải nhiệt, mang đến sự giòn dai và sần sật đặc trưng. Đây không chỉ là nguyên liệu làm phong phú thực đơn mỗi ngày mà còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Sau đây, hãy cùng Dược thảo Mailands tìm hiểu rõ hơn nấm tuyết là gì và những công dụng của nó nhé.
Mục lục bài viết:
- 1. Nấm tuyết là gì?
- 2. Đặc điểm nhận dạng của nấm tuyết
- 3. Thành phần dinh dưỡng của nấm tuyết
- 4. Nấm tuyết có những công dụng gì?
- Ngăn chặn xơ vữa động mạch và giảm cholesterol cao
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
- Hỗ trợ cho người mắc bệnh tiểu đường
- Tăng cường sức khỏe và độ đàn hồi cho da
- Nấm tuyết giảm viêm hiệu quả
- Hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương
- Giảm khả năng phát triển ung thư
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Giảm mệt mỏi
- Tăng cường trí não và ngăn ngừa Alzheimer
- Nấm tuyết hỗ trợ nhuận tràng, hiệu quả trong việc chữa táo bón
- Một số công dụng khác
- 5. Những món ăn từ nấm tuyết
- 6. Ăn sống nấm tuyết có được không?
- 7. Đối tượng không nên sử dụng nấm tuyết
- 8. Nấm tuyết được trồng như thế nào?
- Kết luận
1. Nấm tuyết là gì?
Nấm tuyết là một loại nấm trắng thường mọc trên các khúc gỗ mục nát hoặc cành chết của cây lá. Nấm thường có hình dạng giống bông tuyết, giòn dai ở các cạnh, sần sật và có màu trắng vàng nhạt, nó có mùi hơi tanh, vị ngọt nhạt. Nấm tuyết có thể được sử dụng tươi, khô hoặc đóng hộp và nó là một trong những loại nấm phổ biến trong ẩm thực, y học, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Nấm tuyết có một số tên gọi khác như mộc nhĩ trắng, bạch mộc nhĩ, nấm ngân nhĩ… (tên tiếng anh là: Snow Fungus; tên khoa học là: Tremella fuciformis), có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới và mở rộng sang các khu vực ôn đới ở Châu Á và Bắc Mỹ.
Tìm hiểu thêm: Nấm hoàng đế là gì?
2. Đặc điểm nhận dạng của nấm tuyết
Nấm Tuyết tươi có phần thịt trắng tinh, bao quanh bởi chất keo nhầy, có độ dẻo dai khá giống mứt dẻo hay sương sa. Mỗi tai nấm Tuyết trung bình có đường kính dưới 10 cm, tạo hình như một đóa hoa trắng tinh.
Người tiêu dùng thường chia nấm tuyết thành 2 loại:
- Loại tốt: Được chọn với đóa nấm hơi to, thịt dày và trắng bóc.
- Loại thường: Chọn đóa nhỏ, bình thường và không có gì nổi bật.
Khi đã sấy khô, nấm Tuyết có màu trắng ngà (vàng nhạt), với trọng lượng mỗi đóa chỉ khoảng 30-50 gram. Loại nấm này thường được ưa chuộng hơn vì bảo quản hiệu quả hơn so với nấm tươi và đặc tính của chúng tương đối giống với nấm Tai Mèo. Khi sử dụng, chỉ cần ngâm nở như nấm tươi, đồng thời tiện lợi trong việc lưu trữ, bảo quản.
3. Thành phần dinh dưỡng của nấm tuyết
Nấm tuyết nhĩ có nguồn dinh dưỡng phong phú, cung cấp nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, tác động cả bên trong và bên ngoài cơ thể.
Dưới đây là một số thành phần dinh dưỡng của nấm tuyết:
- Cung cấp nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin A, C, D và đặc biệt là nhóm vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12), hỗ trợ hệ tim mạch và máu huyết.
- Chứa nhiều chất xơ và Carotene.
- Đa dạng các khoáng chất quan trọng như: Canxi, Kali, Natri, Photpho, Kẽm, Đồng, Selen, Magne,…
- Các chất như: Protein, Lipid, Carbohydrate.
Ngoài ra, loại nấm này là thực phẩm ít calo, với 100 gram Nấm Tuyết tươi chỉ chứa khoảng ~200 calories. Điều này không chỉ giúp duy trì cân nặng mà còn mang lại cảm giác thanh mát và không gây tăng cân do không chứa cholesterol.
4. Nấm tuyết có những công dụng gì?
Dưới đây là một số công dụng của nấm tuyết đối với sức khỏe:
Ngăn chặn xơ vữa động mạch và giảm cholesterol cao
Tại Nhật Bản, nấm tuyết được sử dụng để ngăn chặn xơ vữa động mạch thông qua cơ chế giảm tổng mức cholesterol và cholesterol có hại trong máu. Mặc dù chỉ có 1 nghiên cứu khẳng định điều này, nhưng nghiên cứu về polysaccharides của nấm tuyết đã xác nhận chúng giúp duy trì mức cholesterol chủ yếu trong lớp màng tế bào hơn là trong máu.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nấm tuyết có lợi ích trong việc ngăn chặn xơ vữa động mạch bằng cách kích thích tổng hợp DNA tế bào nội mô mạch máu. Các tế bào này thường bị rối loạn chức năng trong quá trình xơ vữa động mạch, góp phần vào tăng huyết áp và viêm nhiễm tĩnh mạch. Ngoài ra, nấm tuyết cũng đã chứng minh khả năng bảo vệ tế bào nội mô khỏi tác hại của histamin và tăng thời gian đông máu.
Hỗ trợ cho người mắc bệnh tiểu đường
Nấm tuyết chứa polysaccharide (glucuronoxylomannan) giúp giảm lượng đường huyết đến 52%. Chúng tăng cường quá trình thải glucose, cải thiện khả năng hấp thụ glucose và nâng cao độ nhạy insulin toàn thân, mà không tác động đến trọng lượng cơ thể. Nấm tuyết có thể được coi là một loại thuốc hạ đường huyết tiềm năng hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ trong điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin.
Tăng cường sức khỏe và độ đàn hồi cho da
Với cấu trúc sền sệt và lượng polysaccharides cao, nấm tuyết có nguồn độ ẩm ấn tượng trong lĩnh vực chăm sóc da hiện đại. Khả năng tạo ra một lớp màng hydrat hóa linh hoạt giúp phục hồi làn da về trạng thái ngậm nước tối ưu, làm mịn bề mặt da và giúp da trông trẻ trung hơn.
Ngoài ra, tính chất chống lão hóa của nấm tuyết đã được khám phá và ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp. Với hơn 18 axit amin, cùng các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, nấm tuyết hỗ trợ quá trình sản xuất collagen, giúp da trở nên căng tràn sức sống, giảm nếp nhăn và tàn nhang, đồng thời cải thiện độ đàn hồi và sức khỏe tổng thể của da.
Nấm tuyết giảm viêm hiệu quả
Với những người có làn da nhạy cảm, nấm tuyết là một phương pháp giúp giảm viêm độc đáo. Chất này có khả năng phá hủy các gốc tự do có hại trong da, giảm viêm, chống sưng tấy và kích ứng, đồng thời có thể khôi phục làn da tổng thể. Đặc biệt, nấm tuyết thường không gây phản ứng da như một số hóa chất thường xuất hiện trong các sản phẩm làm đẹp khác.
Hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương
Nấm tuyết có khả năng kích thích sự phát triển tế bào, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương nhanh chóng. Với lượng vitamin D cao – một yếu tố hỗ trợ giảm mài mòn da – nấm tuyết rất hữu ích trong việc làm dịu các vết mụn cứng đầu hoặc những vết mụn đã nặn. Việc sử dụng thành phần này có thể giúp nhanh chóng chữa lành vết thương, làm dịu và giảm kích ứng.
Giảm khả năng phát triển ung thư
Nghiên cứu trên tế bào và động vật đã phát hiện rằng các polysaccharide có trong nấm tuyết có vai trò quan trọng tương tự như chìa khóa kích thích thụ thể trên một số tế bào miễn dịch. Nấm tuyết kích thích hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên và cải thiện hiệu suất của hệ thống kháng thể.
Thêm vào đó, trong môi trường phòng thí nghiệm, nấm tuyết đã cho thấy khả năng giảm tốc độ lây lan của tế bào ung thư. Để phát triển và lây lan, các khối u cần thiết lập hệ thống mạch máu riêng. Các hợp chất trong nấm tuyết chống lại các yếu tố hóa học kích thích tiểu cầu trong máu, làm cho máu ít đông hơn và ngăn chặn sự hình thành “mạng lưới” fibrin cung cấp chất dinh dưỡng cho khối u. Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu để xác nhận những hiệu quả này ở con người.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nấm tuyết chứa nhiều polysaccharide, các hợp chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Polysaccharide đặc biệt còn cải thiện sự bài tiết của interferon và interleukin, những thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch, kích thích sản xuất các tế bào tiêu diệt mầm bệnh.
Nấm tuyết còn cải thiện và tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus và vi khuẩn. Nó cũng cải thiện hiệu suất của các kháng thể. Trong y học truyền thống Đông y, nấm tuyết được coi là đặc biệt hiệu quả đối với người già mắc suy hô hấp và ho khan.
Giảm mệt mỏi
Mệt mỏi thường là một biểu hiện của sự căng thẳng, có thể xuất phát từ cảm xúc hoặc vận động. Polysaccharides và các chất chống oxy hóa trong nấm tuyết có thể cải thiện chức năng cơ bằng cách kéo dài thời gian cơ xương trước khi trở nên mệt mỏi. Chúng thúc đẩy tổng hợp protein và RNA, giúp duy trì chức năng gan và ngăn chặn tình trạng mệt mỏi.
Tăng cường trí não và ngăn ngừa Alzheimer
Cấu trúc sền sệt của nấm tuyết tương tự cấu trúc của não, nó chứa các hợp chất có khả năng bảo vệ cơ quan quan trọng này. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm tuyết có tác dụng bảo vệ thần kinh và cung cấp dinh dưỡng để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thần kinh.
Nấm tuyết hỗ trợ ngăn chặn sự tích tụ độc tố b-amyloid, giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Đồng thời, nó tăng cường hoạt động của enzym quan trọng, làm tăng khả năng bảo vệ não, đó là cơ quan đầu tiên chống lại các tác nhân gây hại cho não.
Nấm tuyết hỗ trợ nhuận tràng, hiệu quả trong việc chữa táo bón
Nấm tuyết đặc chứa lượng lớn chất sắt, vitamin C, canxi và phosphorus. Các thành phần chất béo và protein trong nấm đều mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, biến chúng thành một nguồn thực phẩm bổ sung tốt.
Việc hầm nấm tuyết với đường phèn giúp bôi trơn đại tràng và kích thích nhu động ruột, có thể được coi là một phương pháp nhẹ nhàng hỗ trợ điều trị táo bón.
Một số công dụng khác
- Độ giàu chất xơ giúp nuôi dưỡng phổi, thận và dạ dày.
- Hỗ trợ củng cố xương và duy trì cân nặng lý tưởng.
- Ngăn chặn sự suy giảm của các tế bào bạch cầu trong cơ thể trong quá trình hóa trị.
- Bảo vệ gan và thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein và axit nucleic trong gan.
- Nấm tuyết được sử dụng trong y học truyền thống Trung Quốc để chữa ho khan, kiểm soát nhịp tim và ổn định thần kinh.
- …v..v.
Tìm hiểu thêm: Nấm hoàng đế có những công dụng gì?
5. Những món ăn từ nấm tuyết
Nấm tuyết tôm thịt heo
Gỏi nấm tuyết tôm thịt heo là một sự kết hợp ngon miệng trong các món gỏi, cả chay lẫn mặn. Nấm tuyết, với độ giòn và dai vừa đủ, tạo nên cảm giác ngon mắt và thơm ngon cho món ăn, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho người thưởng thức.
Nấm tuyết mặc dù không có vị riêng biệt, nhưng lại có độ gân dai, sựt sựt, độ giòn, mang đến trải nghiệm thú vị cho khẩu phần ăn của bạn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Nấm tuyết: 100 gram
- Thịt tôm: 100 gram
- Tai heo, thịt ba chỉ: khoảng 200 gram mỗi loại
- Rau thơm và lá chanh, 5 quả tắt
- Dưa leo: 2 trái
- Đậu phộng: 20 gram
- Cà rốt: 1 củ
- Gia vị: hành, tỏi, bột nêm, nước mắm,….
Cách chế biến:
- Sơ chế, rửa sạch để ráo cà rốt và dưa leo, rồi bào thành từng sợi nhỏ
- Sơ chế nấm tuyết và ngâm với nước cho mềm, thái miếng nhỏ ngâm với đường và dấm khoảng 15 phút cho thấm.
- Thịt ba chỉ, tai heo và tôm luộc sơ qua nước muối loãng rồi vớt ra.
- Bắc chảo lên cho nóng rồi phi thơm tỏi, hành vào, sau đó cho thịt, tôm, tai heo vào xào lên thêm với nước mắm, bột nêm.
- Trộn hỗn hợp bao gồm cà rốt, thịt, tôm, dưa leo, nấm tuyết, tai heo với nhau, trộn đều và xốc đều lên.
- Cho thêm các loại rau thơm cắt nhuyễn vào, bày ra đĩa cho đậu phộng lên trên.
- Trộn đều nước mắm, nước cốt chanh, tỏi ớt băm nhỏ, lá chanh cắt nhuyễn, vỏ tắc thái nhuyễn, tương ớt, đường.
- Cuối cùng là rưới nước sốt mắm lên dĩa gỏi, tiếp đục trộn đều và thưởng thức. (Gợi ý: có thể ăn với bánh phồng tôm rất ngon).
Nấm tuyết nấu súp gà cua
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Xương gà: 300 gram
- Thịt cua: 150 gram
- Thịt ức gà: 150 gram
- Nấm tuyết khô: 20 gram
- Trứng gà: 1 quả
- Hành tây: 50 gram
- Bột năng: 100 gram
- Gia vị: tiêu, dầu mè, muối, ngò, ớt, nước tương, hạt nêm,…
Sơ chế nguyên liệu:
- Cho xương gà vào nồi nấu và lấy 1,5 lít nước dùng
- Luộc chín ức gà trong nước dùng, vớt ra để trong nước lạnh rồi xé sợi.
- Nấm tuyết ngâm nở, cắt bỏ chân rồi cắt nhỏ.
- Trứng gà đánh tan.
- Bột năng hoà tan với nước.
- Hành tây cắt hạt lựu, rau ngò rửa sạch, cắt nhuyễn. Ớt cắt lát.
Cách chế biến:
- Đun sôi nước dùng, nêm 1 muỗng vừa hạt nêm, 1 nửa muỗng đường, 1 nửa muỗng muối.
- Cho cua, thịt gà và hành tây vào.
- Giảm nhỏ lửa, khuấy bột năng vào súp, đảo đều.
- Tiếp theo cho trứng vào quậy từ từ cho có sợi.
- Cuối cùng là thêm nấm tuyết, tắt bếp.
- Múc súp ra bát, rắc tiêu, ngò lên trên. Dùng nóng, ăn kèm nước tương.
Mách nhỏ: Cách nấu nước dùng là nấu với lửa nhỏ và thường xuyên hớt bọt. Có thể tạo nước dùng bằng cách luộc gà với 1,5 lít nước và cho 2 muỗng hạt nêm, tạo ra một hương vị nước dùng ngon miệng, tương tự như khi hầm xương gà.
Chè nấm tuyết
Chè nấm tuyết có thể được thêm vào một số loại chè khác như chè hạt sen táo tàu, tạo thêm sự bổ dưỡng và hương vị đặc biệt cho món chè. Việc kết hợp nấm tuyết trong chè giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho người sử dụng.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Nấm tuyết: 40 gram
- Táo đỏ: 50 gram
- Đường phèn: 200 gram
- Kỷ tử: 10 gram
- Hạt sen tươi: 200 gram
- Long nhãn: 50 gram.
- Nước: 2.2 lít
Sơ chế nguyên liệu:
- Đem nấm tuyết rửa sạch rồi ngâm nước 20 phút cho nở ra, cắt bỏ đi phần chân, tách thành từng nhánh nhỏ và để ráo.
- Táo tàu và kỷ tử rửa sạch và để ráo nước
- Hạt sen ngâm với muối và nước ấm để lọc sạch phần nhựa bên trong, lấy đi phần tâm sen để ăn không bị đắng.
Cách chế biến:
- Nấu 1 nồi nước sôi lên rồi để lửa vừa, bỏ phần nấm tuyết vào trước và nấu khoảng 30 phút.
- Sau đó cho vào táo đỏ vào nấu thêm 15 phút (nếu có bọt thì vớt bọt đi)
- Tiếp đó, cho kỷ tử và long nhãn vào nấu chung với hạt sen và nấu trong 10 phút
- Cho đường phèn vào nấu tiếp trong 7 phút là hoàn thành, múc ra chén và thưởng thức.
Làm món nấm tuyết bồi bổ sức khỏe
Có 2 cách nấu nấm tuyết giúp nhuận phế, hỗ trợ giảm ung thư dạ dày,…
Cách 1:
- Chuẩn bị: 15 gram nấm tuyết, 40 gram đường phèn (có thể thêm 15 gram nấm mộc nhĩ).
- Và sắc thành nước để uống.
Cách 2:
- Chuẩn bị: 25 gram nấm tuyết, 15 gram tổ yến, đường phèn
- Ngâm nấm và tổ yến cho nở ra rồi cho đường phèn vào chưng cách thủy và thưởng thức.
Tìm hiểu thêm một số món ăn ngon từ nấm:
Nấm tuyết xào với thịt
Nấm tuyết là nguyên liệu có thể sử dụng trong món xào thịt hoặc chay, tùy vào sở thích của mỗi người. Đối với xào chay, có thể kết hợp với các loại củ như: su hào, cà rốt, …. Còn đối với xào thịt, có thể sử dụng tôm, thịt bò, ….
Cách làm khá đơn giản.
- Làm sạch nấm tuyết qua các bước sơ chế, sau đó ngâm trong nước cho đến khi nấm mềm.
- Sau khi ngâm, ráo nước và xào chung với củ quả và thịt theo khẩu vị mỗi người.
- Thêm gia vị sao cho vừa ăn và bạn sẽ có một bữa ăn ngon miệng, đa dạng.
Ngoài những món ăn nêu trên, nấm tuyết còn chế biến được nhiều món ăn khác như: súp gà nấm tuyết, gỏi nấm tuyết chay, chè đậu xanh nấm tuyết,…
Lưu ý khi chế biến những món nấm tuyết:
- Nên ngâm nấm tuyết trong nước lạnh hoặc nước ấm thường, tránh ngâm trong nước sôi để tránh làm mất chất nhầy của nấm và giảm lượng dinh dưỡng trong nấm.
- Rửa sạch nấm tuyết, chú ý đến việc làm sạch phần chân và những phần xơ cứng không thể ăn được.
- Nấm tuyết nên được sử dụng trong ngày để đảm bảo độ tươi ngon.
- Nấm tuyết thích hợp khi ăn lạnh, vì vậy có thể sử dụng cho các món chè lạnh để có hương vị tốt nhất.
- Nấm tuyết ở dạng khô có thể có màu vàng, nhưng với những vết ố màu vàng trên nấm tuyết tươi, không nên ăn. Tuy nhiên, ý kiến rằng màu vàng là dấu hiệu của chất độc hại là sai lầm, vì nấm tuyết màu trắng khi thu hái hoặc sấy cũng có thể mất màu trắng tự nhiên.
6. Ăn sống nấm tuyết có được không?
Câu trả lời là không nên. Mặc dù, nấm tuyết là một loại nấm ăn được, không có độc tố. Tuy nhiên, nếu ăn nấm tuyết sống, có thể tăng nguy cơ bị tiêu chảy do các hoạt chất trong nấm chưa trải qua xử lý và phân tử chưa được chuyển hóa thành các dược chất.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng và tránh các triệu chứng không mong muốn, quá trình nấu chín nấm tuyết trước khi ăn là cực kỳ quan trọng. Chế biến nấm đảm bảo rằng các hoạt chất đã được xử lý và chuyển hóa, giúp đảm bảo sự an toàn và dễ tiêu hóa khi sử dụng, mà không gây ra những vấn đề sức khỏe không mong muốn.
7. Đối tượng không nên sử dụng nấm tuyết
- Nấm tuyết là loại thực phẩm phù hợp cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng nấm tuyết kết hợp với các món khác theo hướng dẫn chế biến, không nên ăn mỗi nấm tuyết.
- Những người có dấu hiệu tiêu chảy, đờm thấp, ho phong hàn nên hạn chế sử dụng nấm tuyết. Đối với những trường hợp này, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Không nên sử dụng nấm tuyết khi mang thai hoặc đang mắc các vấn đề về ho và cảm lạnh.
- Theo một số báo cáo cho biết, việc sử dụng lượng lớn nấm tuyết có thể gây chảy máu nội tạng, do đó, cần duy trì mức sử dụng hợp lý để đảm bảo sức khỏe.
8. Nấm tuyết được trồng như thế nào?
- Hiện nay, Nấm tuyết đã được nuôi trồng trong môi trường nông nghiệp, giống như nhiều loại nấm tươi khác, nó có thể dễ dàng tìm mua để sử dụng.
- Quy trình trồng nấm tuyết tương tự như với nhiều loại nấm khác, thường sử dụng phôi có meo giống của nấm và áp dụng kỹ thuật chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sự phát triển và chất lượng của nấm.
- Mỗi cục phôi của nấm tuyết có hình dáng giống như một khúc gỗ và từ mỗi vị trí trồng sẽ phát triển ra một đóa nấm tuyết đẹp mắt, giống như cách bắp cải mọc. Điều này tạo nên một hình ảnh đẹp và độc đáo khi nhìn từ xa.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin giải đáp về nấm tuyết mà bạn đọc có thể tham khảo, một loại nấm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu có thời gian, hãy tự tay chế biến các món ngon từ nấm tuyết để cùng gia đình thưởng thức nhé.