Sâm Nhung Quế Phụ được gọi là “tứ đại danh dược” trong y học cổ truyền và đây là 4 loại dược liệu quý được các lương y truyền thống sử dụng để bồi bổ cơ thể và hỗ trợ sức khỏe. Cho đến nay, chúng vẫn được coi trọng và sử dụng rộng rãi để tăng cường thể trạng và phục hồi sức khỏe cho những người suy nhược. Để hiểu rõ hơn về các loại dược liệu này, hãy theo dõi bài viết của Dược thảo Mailands ngay sau đây.
Mục lục bài viết:
1. Giới thiệu chung về Sâm Nhung Quế Phụ – Tứ đại danh dược
Trong các tài liệu về dược liệu như Thần nông bản thảo kinh, Bản thảo cương mục, Bản thảo cương mục thập di, 4 loại dược thảo cũng được đề cập. Điều này thể hiện sự quan trọng không thể phủ nhận của những loại dược liệu này trong lịch sử y học truyền thống.
Tứ đại danh dược của Đông y gồm nhân sâm, nhung hươu, nhục quế và phụ tử (hay là rễ ô quy đầu). Từ thời cổ xưa, các thái y triều đình đã biết sử dụng 4 loại dược liệu này để bồi bổ và tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Điểm chung của cả 4 loại dược liệu này là chúng đều giàu dưỡng chất, giúp bồi bổ năng lượng dương, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của nam giới. Đặc biệt, với những người gặp vấn đề về sinh lý, chức năng nội tiết,… thì chúng luôn mang lại hiệu quả, tạo thành một vòng tròn bổ trợ giúp tăng cường sức khỏe và thể trạng trong cơ thể.
2. Ý nghĩa từng thành phần của Tứ đại danh dược – Sâm Nhung Quế Phụ
Trong các tài liệu về dược liệu của người xưa, Sâm Nhung Quế Phụ đã được đề cập đến nhiều. Mỗi thành phần này đều có những dược tính và lợi ích sức khỏe riêng biệt. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới dây nhé.
Sâm – Nhân sâm
Nhân sâm được coi là một trong những loại dược liệu quý, được sử dụng phổ biến trong y học Đông y. Nó có vị ngọt, hơi đắng và được ghi chép trong nhiều tài liệu như Bản Thảo Cương Mục, Thần Nông Bản Thảo Kinh.
Nhân sâm chứa chất chính là saponin, gồm các ginsenosides, 7 hợp chất polyacetylene, cùng với 17 axit béo, 8 loại axit cần thiết cho cơ thể.
Nó được biết đến với khả năng bồi bổ khí đầu vị, tác động đến năm tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận), giúp giải độc, bồi bổ trí não, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm gan, kiểm soát tiểu cầu, … . Tuy nhiên, cần lưu ý không lạm dụng nhân sâm, vì dù quý bổ nhưng sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe.
Tùy vào môi trường nhân sâm mọc, nó sẽ có những tác dụng khác nhau. Sâm hoang dã thường mọc ở sườn núi với độ cao từ 500 – 1.100m và hấp thu sinh khí của núi trời, làm cho cơ thể người dùng trở nên kiện tráng như núi cao chắc chắn, vững chãi.
Tìm hiểu thêm:
- So sánh Sâm Bố Chính và Sâm Hàn Quốc
- Những đối tượng Nên và Không nên sử dụng hồng sâm
- Tổng hợp những tác dụng phụ của hồng sâm
Nhung – Nhung hươu
Nhung hươu là phần sừng non của hươu đực, với bề ngoài mềm mịn như nhung. Nó được coi là một phần quý giá trong tứ đại danh dược, là nguồn tài nguyên đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trước để bổ thận, tráng dương, sinh tinh, bổ tủy, ích huyệt, mạnh gân xương, tăng cường tuần hoàn máu và có hiệu quả đặc biệt trong việc cải thiện sức khỏe nam giới. Sử dụng Nhung hươu giúp giảm mệt mỏi, nâng cao tinh thần, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Theo Tây y và y học cổ truyền đều sử dụng nhung hươu trong nhiều bài thuốc bồi bổ cơ thể. Đối với trẻ em, nó có thể giúp cơ thể phát triển và cứng cáp, còn với người cao tuổi, nó giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe.
Theo Đông y, nhung hươu có vị ngọt, tính ôn, giúp bồi bổ nguyên khí, ngăn chặn quá trình lão hóa. Đặc biệt, nhung hươu còn có tác dụng trong việc điều trị mụn nhọt, lở loét và đã được sử dụng hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe nam giới (vấn đề liên quan đến sinh lý).
Quế – Nhục quế
Nhục quế, được xem là thành phần thứ 3 trong Tứ Đại Danh Dược – Sâm Nhung Quế Phụ.
Quế không chỉ là một loại gia vị thơm ngon với vị ngọt nhẹ, cay thơm phổ biến trong bếp mỗi gia đình, mà còn là một trong 4 loại dược liệu Sâm Nhung Quế Phụ rất có ích cho sức khỏe. Với tính nóng, Quế có tác dụng bổ hỏa, hồi dương, ấm thận tỳ, thông huyết mạch, trừ hàn tích.
Do đó, nó thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh do hàn như chân tay lạnh, mạch chậm nhỏ, hôn mê, đau bụng trúng thực, phong tê bại, tiêu hóa kém, tả lỵ, và nhiều bệnh khác.
Quế Thượng Biểu là lớp vỏ được bóc từ cành quế, cũng được coi là một loại quế quan trọng. Cả Đông y và Tây y đều đánh giá cao nhục quế, với nhiều nghiên cứu về thành phần và lợi ích của nó.
Phụ tử – Rễ Ô Quy Đầu
Phụ tử là tên gọi khác của rễ cây Ô quy đầu, một loại thực vật quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận khi sử dụng vì nếu không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo y học cổ truyền, rễ Ô quy đầu thường được ngâm vào rượu để dùng để xoa bóp khi đau nhức xương khớp, mỏi tay, bong gân. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để điều trị các tình trạng như chân tay co quắp, mụn nhọt,… với liều lượng thích hợp.
Trong y học hiện đại, rễ Ô quy đầu cũng được áp dụng để điều trị các bệnh về thần kinh vận động, giảm nhiệt độ cơ thể, giảm viêm thanh quản, phế quản, họng và chữa ho.
Phụ tử không chỉ được coi là một loại thuốc quý mà còn giúp lấy lại dương khí cho nam giới, cải thiện tình trạng sức khỏe, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến sinh lý nam giới và chứng bệnh hư hàn.
Tìm hiểu thêm:
- Đông trùng hạ thảo dạng bột – Ưu, nhược điểm và cách dùng
- Tổng hợp các loại thảo mộc phổ biến và tốt cho sức khỏe
Kết luận
Tóm lại, Sâm Nhung Quế Phụ là Tứ đại danh dược được sử dụng trong y học cổ truyền. Đến nay, chúng vẫn là thành phần chính trong nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng, giúp bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần tìm kiếm, tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng.