Hồng sâm có tác dụng bồi bổ, tăng cường và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nó cũng giống như bất kỳ dược liệu nào khác, luôn có những rủi ro. Vậy những đối tượng nào nên và không nên sử dụng hồng sâm ? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.
Mục lục bài viết:
1.Hồng sâm là gì?
Hồng sâm (Red Ginseng) thực tế là nhân sâm tươi sau khi trải qua quá trình chế biến, nhằm tối ưu hóa hoạt chất và đảm bảo khả năng bảo quản lâu dài. Thường thì người ta sẽ thu hoạch cây nhân sâm từ 6 năm tuổi trở lên, đem đi rửa sạch và hấp chín bằng hơi nước trong khoảng 50 – 90 phút (tuỳ thuộc vào kích thước củ sâm) cho đến khi chuyển sang màu đỏ. Quá trình hấp này được xem là đạt chuẩn khi lượng nước trong nhân sâm còn 14%. Sau đó, nhân sâm được đem đi phơi khô trong phòng sấy và phơi nắng trong 4 – 5 ngày.
Hồng sâm chính thống sẽ có lớp vỏ bên ngoài và phần ruột bên trong màu đỏ hoặc có chút tông vàng, nâu sẫm và khi cầm nắm có cảm giác mềm mịn.
Trong lĩnh vực Y học cổ truyền, nhân sâm thường được coi là một loại thảo dược đầu vị, có khả năng bổ khí và nó đứng đầu trong bốn loại thảo dược quý của Y học Đông y, gọi là “sâm, nhung, quế, phụ.” Trên thị trường hiện nay, nhân sâm thường được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau, với sự góp mặt đáng kể của Hồng sâm.
2.Tác dụng của hồng sâm
Dưới đây là một số tác dụng khi sử dụng hồng sâm bạn đọc có thể tham khảo.
- Cải thiện hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Tăng cường lưu thông máu, ức chế tập kết tiểu cầu
- Cải thiện đường huyết và chống oxy hóa hiệu quả
- Cải thiện trí nhớ và sức khỏe cho tim mạch
- Giảm mỡ máu, hỗ trợ người bệnh ung thư
- Cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa rụng tóc
- Cải thiện suy giảm chức năng tình dục cho nam, nữ giới
Ngoài ra còn có một số tác dụng khác như: giảm tình trạng béo phì, bảo vệ gan, ngăn ngừa loãng xương, tăng cường chức năng tiêu hóa.
3.Những đối tượng NÊN và KHÔNG NÊN dùng hồng sâm
3.1. Đối tượng NÊN dùng hồng sâm
Nhân sâm sau khi đã qua chế biến là một nguồn dưỡng chất an toàn và phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau, cụ thể như sau:
- Những người mong muốn tăng cường sức đề kháng và nâng cao tình trạng sức khỏe, đặc biệt là muốn phục hồi sau khi ốm.
- Người cao tuổi và người ở độ tuổi trung bình có nhu cầu hỗ trợ bệnh tiểu đường, mức mỡ máu và các vấn đề liên quan đến tim mạch.
- Những người đang trong quá trình điều trị ung thư
- Sử dụng hồng sâm cho người cao tuổi quan tâm đến việc cải thiện khả năng tư duy và trí nhớ.
- Phụ nữ muốn cải thiện làn da và ngăn ngừa lão hóa một cách tự nhiên.
- Phụ nữ quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe và tăng cường ham muốn.
- Phụ nữ mong muốn kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư và béo phì.
- Sử dụng hồng sâm cho nam giới muốn tăng cường sức khỏe và chức năng sinh lý nam.
- Nam giới có thói quen sử dụng rượu bia và muốn bảo vệ gan
- Trẻ em cần tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe.
3.2. Đối tượng KHÔNG NÊN dùng hồng sâm
Mặc dù hồng sâm là sản phẩm rất tốt cho sức khỏe nhung không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Sau đây là một số đối tượng không nên sử dụng hồng sâm.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Trong nghiên cứu hiện đại, các hoạt chất có khả năng gây quái thai ở động vật đã được phát hiện trong hồng sâm. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, hãy tham khảo lời khuyên cụ thể từ bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Đã xảy ra trường hợp trẻ sơ sinh tử vong do dùng hồng sâm. Thông tin về việc dùng hồng sâm cho trẻ lớn hơn vẫn chưa rõ ràng. Vì vậy, cần cực kỳ thận trọng khi dùng hồng sâm cho trẻ nhỏ và phải xem xét hàm lượng, thời gian, dạng sử dụng… bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Không sử dụng hồng sâm cho những người đang mắc viêm loét dạ dày cấp tính hoặc có biểu hiện xuất huyết dạ dày.
- Người có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn.
- Người có tiền sử bị tai biến mạch máu não do xuất huyết, vì điều này có thể tăng nguy cơ chảy máu nhanh.
- Người bị thương phong cảm mạo và có triệu chứng sốt.
- Không sử dụng hồng sâm cho những người bị các bệnh lý gan mật cấp tính.
- Người bị bệnh giãn phế quản, lao phổi hoặc ho ra máu.
- Người mắc bệnh cao huyết áp hoặc các vấn đề tim mạch.
- Người gặp khó khăn trong việc ngủ (nếu dùng quá liều).
- Người có vấn đề về nội tiết như ung thư vú, lạc nội mạc tử cung hoặc bệnh tự miễn.
- Không sử dụng hồng sâm cho những người đang dùng thuốc hoặc đang mắc các vấn đề về đông máu, tiểu đường chưa ổn định, hoặc các vấn đề liên quan đến hormone.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng hồng sâm nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc đang gặp phải những tình trạng trên.
4.Một số lưu ý khác khi uống hồng sâm
Không kết hợp hồng sâm với thực phẩm có chứa cafein.
Cafein và hồng sâm đều có khả năng kích thích thần kinh, khi sử dụng cùng lúc có thể tăng nguy cơ các tác dụng phụ như lo âu, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh. Do đó, không nên tiêu thụ đồng thời hồng sâm và các thực phẩm chứa cafein (như cà phê, trà, cacao, bánh có cacao, socola, matcha) cùng một lúc. Tốt nhất là chọn một trong hai, nếu đã dùng hồng sâm, tránh sử dụng bất kỳ thực phẩm nào có cafein.
Không kết hợp hồng sâm với các loại thuốc hóa dược.
Hồng sâm có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc điều trị bệnh mãn tính. Vì vậy, để có tư vấn cụ thể, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị, đặc biệt là nếu bạn đang dùng các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel,… thuốc chống đông warfarin hoặc thuốc tác động lên hệ tim mạch như Nifedipine.
Sử dụng sản phẩm phù hợp.
Khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào chứa nhân sâm hoặc hồng sâm, hãy đọc hướng dẫn kỹ trước khi sử dụng. Tuân thủ liều lượng mà nhà sản xuất đề xuất và không tự tăng liều lượng.
Đối với các nhóm đặc biệt như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người cao tuổi, những người mắc bệnh mãn tính, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hồng sâm
Không nên sử dụng sản phẩm chứa nhân sâm hoặc hồng sâm trong thời gian dài và liên tục. Để có liệu trình cụ thể cho từng tình huống, bạn nên trao đổi với dược sĩ hoặc bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Cách dùng nước hồng sâm Hàn Quốc hiệu quả
Kết luận
Như vậy, các thông tin trên cũng đã góp phần giúp trả lời câu hỏi Những đối tượng nào nên và không nên sử dụng hồng sâm. Dược thảo Mailands hi vọng bài viết có thể mang lại những điều hữu ích cho bạn đọc.