Sâm bố chính là vị thuốc vàng cho sức khoẻ người Việt. Sâm là cây bản địa của Việt Nam, được danh y Hải Thượng Lãn Ông dùng làm thuốc lần đầu tiên tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cây sâm là loại dược liệu quý, được sử dụng làm nhiều bài thuốc dân gian chữa nhiều loại bệnh, trong đó bao gồm bồi bổ sức khoẻ và điều trị suy nhược cơ thể.
Trong bài viết này, Dược thảo Mailands sẽ giới thiệu cụ thể đến bạn nguồn gốc, đặc điểm và những tác dụng của sâm bố chính mà bạn cần biết.
Mục lục bài viết:
Sâm bố chính là gì?
Sâm Bố Chính còn được gọi là Nhân sâm Phú Yên, Sâm báo hay Sâm thổ hào. Loại sâm này có tên khoa học là Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr, hoặc Hibiscus sagittifolius Kurz, Hibiscus abelmoschus L. Cây sâm thuộc họ Bông (Malvaceae).
Trong y học cổ truyền, sâm bố chính là một trong những cây thuốc nam quý được sử dụng phổ biến. Nhiều thầy thuốc nổi tiếng, bao gồm Hải Thượng Lãn Ông, đã sử dụng cây sâm này để điều trị các bệnh suy nhược cơ thể và bồi bổ sức khoẻ.
Đặc điểm
Cây sâm bố chính có hình dáng như sau:
- Thân: Cây thân thảo, có chiều cao khoảng 1 mét, thường mọc đứng. Đôi khi, cây có thể mọc bám vào các cây khác để tăng trưởng.
- Lá: Lá cây có màu xanh, bề mặt nhiều lông. Gốc lá có hình trái xoan và cuối phiến lá có hình dáng giống mũi tên.
- Hoa sâm bố chính: Hoa đơn, có 5 cánh, màu hồng phớt vàng hoặc đỏ, có đường kính khoảng 8cm. Hoa mọc ở kẽ lá với cuống dài, đầu trên hơi phình ra, có lông cứng bên ngoài.
- Quả: Cây ra quả hình trứng với một đầu nhọn chia làm 5 múi. Bên ngoài quả có phủ lông. Khi non, quả có màu xanh. Sau khi chín, nó sẽ chuyển sang màu nâu và nứt ra thành 5 mảnh rõ ràng.
- Hạt: Bên trong quả có chứa nhiều hạt. Hạt nhỏ, màu nâu, có hình dáng khá tương tự quả thận.
- Rễ: Hình dáng bên ngoài của rễ giống củ nhân sâm. Rễ có đường kính trung bình khoảng 1,5 đến 2 cm, màu vàng nhạt hoặc trắng.
Rễ chính là bộ phận được dùng để bào chế thuốc của sâm bố chính.
Nguồn gốc Sâm bố chính từ đâu?
Sâm bố chính là loại cây bản địa của Việt Nam. Thảo dược này đã được con người tìm thấy mọc hoang ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cách đây khoảng 300 năm.
Ngày nay, sâm bố chính được trồng rộng rãi để làm thuốc bởi vì rất nhiều lợi ích của nó. Sâm hiện đang được trồng phổ biến khắp Việt Nam, phần lớn ở các tỉnh Nam Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên, như Phú Yên, Gia Lai, Bình Định.
Sâm bố chính có mấy loại?
Chúng ta có thể phân loại sâm dựa trên 2 tiêu chí: màu sắc hoa và địa hình mọc.
Đầu tiên, dựa vào màu sắc hoa, sâm bố chính có thể chia thành 4 loại:
- Sâm có hoa màu đỏ tươi: Sâm bố chính có hoa đỏ tươi thường mọc ở vùng đồi núi Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ. Sâm có hoa đỏ tươi, to, năm cánh mỏng. Rễ ít phân nhánh và có hàm lượng dinh dưỡng, dược tính cao nhất trong các loại. Tuy nhiên, do thiếu sự chăm sóc và trồng riêng biệt nên loại sâm này đang dần trở nên ít ỏi.
- Sâm có hoa màu hồng phấn: Sâm có hoa hồng phấn thường được trồng ở đồng bằng, chủ yếu để làm cảnh. Chính vì vậy, loại sâm này có dược tính ít hơn loại sâm bố chính rừng mọc tự nhiên.
- Sâm có hoa màu đỏ hồng: Sâm bố chính có hoa đỏ hồng mọc khá rộng rãi và phổ biến. Loại sâm này có thể phát triển tốt tại nhiều kiểu đất khác nhau bao gồm cả đồi núi thấp và đất phù sa, vì vậy nó được trồng ở nhiều nơi trên toàn quốc. Ngoài ra, sâm cũng phát triển nhanh và cho sản lượng lớn từ 1000 – 1200 kg trên mỗi 1000 mét vuông.
- Sâm có hoa màu vàng: Đặc điểm sinh trưởng của loại sâm này có hoa vàng khá giống với các loại sâm khác. Tuy nhiên, cây không có củ và thân cao từ 1 – 2 mét.
Thứ 2, dựa theo địa hình mọc, sâm bố chính có thể chia thành 3 loại:
- Địa hình núi thấp dưới 1000 m: Sâm chủ yếu mọc ở vùng núi Tây Nguyên và Miền Trung Việt Nam.
- Địa hình trên đồi bán sơn địa: Sâm thường mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, bao gồm An Giang, Kiên Giang.
- Địa hình đồng bằng phù sa: Sâm mọc ở vùng đồng bằng phù sa, chủ yếu ở các tỉnh như Đồng Tháp, Tiền Giang.
Có thể bạn quan tâm: Sự khác biệt giữa đông trùng hạ thảo, linh chi, nhân sâm và yến
Thành phần dược chất của Sâm bố chính
Trước khi tìm hiểu tác dụng của sâm bố chính hãy cùng Mailands tìm hiểu về các thành phần dược chất có trong sâm bố chính.
Theo các nghiên cứu khoa học, rễ sâm có chứa khoảng 30 – 45% là chất nhầy và tinh bột. Ngoài ra, rễ sâm còn chứa nhiều thành phần khác với nhiều công dụng đối với sức khoẻ con người.
Năm 2001, PGS.TS Trần Công Luận và các cộng sự đã tìm thấy rất nhiều thành phần hóa học trong rễ cây sâm bố chính được trồng tại Bạc Liêu. Các thành phần đó bao gồm:
- Phytosterol.
- Coumarin.
- Acid béo.
- Acid hữu cơ.
- Đường khử.
- Hợp chất uronic.
- 3,96 % lipid, chủ yếu là các chất acid myristic hay acid oleic.
- 0,23 % protein toàn phần.
- 1,26 % protid.
- 15,14 % tinh bột.
- 18,92 % chất nhầy bao gồm D-glucose, L-rhamnose.
- 11 loại acid amin.
- Ngoài ra, rễ còn nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, natri, sắt, mangan, đồng, photpho, nhôm, zirconi, v.v.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sâm bố chính có các chất như Acyl hibiscone B, (R)-de-O-methyllasiodiplodin hay hibiscone B. Đặc biệt, hợp chất Acyl hibiscone B của sâm còn thể hiện độc tính tế bào, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Tuy sâm bố chính không có độc nhưng loại dược liệu này có thể gây dị ứng nếu không hợp cơ địa. Bạn cần lưu ý một số triệu chứng có thể gặp phải khi bị dị ứng với sâm như sau:
- Biểu hiện dị ứng nhẹ bao gồm: Nổi mề đay, da nóng đỏ, ngứa da.
- Biểu hiện dị ứng nặng bao gồm: Sưng môi và lưỡi họng, khó thở, thở khò khè, giảm huyết áp, mạch đập nhanh và một số triệu chứng khác.
Tác dụng của Sâm bố chính
Sâm bố chính là vị thuốc vàng cho sức khoẻ con người. Vì vậy, nó được nhiều người săn đón từ khi được phát hiện ra đến ngày nay.
Vậy tác dụng của sâm bố chính cụ thể là gì?
Theo y học cổ truyền, tác dụng của sâm bố chính bao gồm:
- Bổ tỳ vị.
- Thanh nhiệt.
- Dưỡng ẩm.
- Bổ máu.
- Nhuận phế.
- Hỗ trợ quá trình tiêu hóa và sinh tân dịch.
- Điều trị suy nhược cơ thể, thiếu máu, suy dinh dưỡng.
- Điều trị mất ngủ, động kinh.
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt.
- Điều trị lao phổi ở trẻ em.
- Điều trị hen suyễn, ho.
- Điều trị sốt, ra nhiều mồ hôi, mỏi lưng.
- Điều trị trì trệ tiêu hóa.
- Điều trị suy giảm sinh lý và các bệnh khác.
Theo y học hiện đại, bên cạnh những công dụng trên, sâm bố chính còn giúp an thần và ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Tìm hiểu thêm: Công dụng của Cao ly sâm, Hồng sâm, Nam dương sâm, Sâm bố chính, Đẳng sâm, Đan sâm?
Sâm bố chính ngâm mật ong
Một số tác dụng của sâm bố chính ngâm mật ong
- Chữa viêm họng
- Tăng cường sức khỏe
- Kéo dài tuổi thọ
- Tăng cường chức năng não bộ
- Giúp tinh thần tỉnh táo, giảm stress
- Cải thiện chức năng sinh lý
- Làm đẹp da, chống lão hóa
- Kích thích tiêu hóa
- Cân bằng huyết áp
Tìm hiểu thêm: Cách làm sâm bố chính ngâm rượu
Một số thắc mắc thường gặp về Sâm bố chính
Cách dùng và liều lượng sử dụng Sâm bố chính
- Cách dùng: Bạn có thể dùng sâm bố chính để sắc nước uống, tán thành bột mịn, làm viên thuốc hoặc ngâm rượu uống.
- Liều lượng: 10 – 20 gram mỗi ngày.
Lưu ý khi chữa bệnh bằng Sâm bố chính
- Bạn chỉ nên dùng thuốc từ sâm bố chính khi được sự cho phép và theo dõi bởi thầy thuốc có kinh nghiệm chuyên môn.
- Bạn phải mua các sản phẩm từ sâm có nguồn gốc rõ ràng. Sâm được trồng tự nhiên trên đất đồi sẽ có chất lượng tốt hơn.
- Do tính mát của sâm bố chính, bệnh nhân bị hư hàn phải tẩm với gừng và sao kỹ sâm trước khi sử dụng.
- Bạn không nên sử dụng lê lô cùng với sâm bố chính.
- Khi ngâm rượu với sâm, bạn nên sử dụng bình thủy tinh hoặc bình gốm để đảm bảo chất lượng rượu và dược tính của sâm. Tránh sử dụng bình nhựa hoặc kim loại.
- Khi sử dụng loại sâm này, hãy tránh sử dụng các chất kích thích.
- Khi đang điều trị bằng thuốc tây, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ có nên sử dụng sâm bố chính để tránh sự tương tác và gây phản tác dụng giữa chúng.
- Các bài thuốc từ sâm bố chính chỉ hoạt động khi cơ địa phù hợp. Bạn cần kiên trì sử dụng một khoảng thời gian để có kết quả tốt nhất.
- Đặc điểm của cây sâm bố chính dễ bị nhầm lẫn với cây vông vang. Cây vông vang lớn hơn và có phần lông dài hơn so với sâm. Ngoài ra, hoa bố chính thường có màu hồng, trong khi hoa vông vang có màu vàng.
Tìm hiểu thêm: So sánh sâm bố chính và sâm hàn quốc
Kết luận
Kết lại, sâm bố chính là loại dược liệu bản địa của Việt Nam với rất nhiều thành phần dược tính cao. Từ khi được phát hiện đến nay, sâm bố chính trở thành một vị thuốc nam thần kì, có mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh của người Việt.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Dược thảo Mailands sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về tác dụng của sâm bố chính và những lưu ý bạn cần biết khi chữa bệnh bằng loại sâm này.